Các khoa học gia tin rằng, họ đã tìm ra phương thuốc "trường sinh bất lão" từ một loại virus cổ đại.
Vào năm 2013, Anatoli Brouchkov - nhà khoa học người Nga thuộc ĐH Moscow đã tự tiêm vào mình loại virus cổ đại có niên đại khoảng 3,5 triệu năm được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu tại Siberian.
Theo Anatoli Brouchkov, việc tiêm virus này vào cơ thể không khiến ông yếu đi mà ngược lại nó còn khiến ông cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Bạn có cho rằng, tiêm virus sẽ sống thọ hơn?
Loại virus cổ đại mang tên Bacillus Fđược tìm ra từ năm 2009 bởi chính tiến sĩ Anatoli Brouchkov và được xác định có niên đại lên tới 3,5 triệu năm.
Sau khi tiêm, Brouchkov cho biết: “Tôi bắt đầu làm việc nhiều hơn trong ngày và không hề bị ốm trong vòng 2 năm gần đây”.
Virus Bacillus F qua kính hiển vi
Ông cũng tiết lộ thêm rằng, thực chất loại virus này có thể đã xâm nhập vào cơ thể người và động vật xung quanh khu vực được tìm thấy.
Theo Brouchkov: “Lớp băng vĩnh cửu tại đây đang tan nên vi khuẩn có thể đã lan vào môi trường. Theo thống kê, những người Yakut sống ở khu vực này có tuổi thọ cao hơn những người khác. Vì thế tôi nghĩ sẽ không có nguy hiểm gì xảy ra cho bản thân”.
Virus cổ đại Bacillus F có niên đại lên tới 3,5 triệu năm
Tuy nhiên, Brouchkov đã thú nhận rằng, ông không biết chính xác những gì vi khuẩn đang làm với cơ thể mình. Ông chia sẻ:“Chúng ta không thể hiểu được cơ chế hoạt động nhưng có thể thấy được ảnh hưởng của nó. Có thể vi khuẩn này sẽ có tác dụng phụ, nhưng tôi nghĩ công nghệ hiện nay đủ để giải quyết hạn chế này”.
Thực chất, Brouchkov không liều lĩnh đến mức tiêm vào mình loại virus chưa xác định. Trong các thí nghiệm trước đây trên chuột và thực vật, virus cho thấy tiềm năng khi giúp những cá thể chuột cái quá già tiếp tục sinh sản được, đồng thời tăng tốc độ chữa lành vết thương của cây cối.
Liệu đây có phải là phương thuốc "trường sinh bất lão"
Tiến sĩ dịch tễ học Viktor Chernyavsky thuộc ĐH Moscow giải thích thêm: “Vi khuẩn này đã tiết ra một dạng hoạt chất sinh học có tác dụng kích hoạt hệ miễn dịch của các loài động vật được thí nghiệm. Nhờ vậy những cá thể chuột đã quá già không những trở nên hoạt bát, khỏe mạnh hơn mà còn có thể sinh sản".
Ông cho biết: “Nếu hoạt chất này được tiêm cho con người, nó có tiềm năng to lớn đối với sức khỏe của chúng ta và thậm chí có thể ví như “thuốc trường sinh”.
Virus Bacillus F không phải là virus cổ đại duy nhất được các khoa học gia thuộc ĐH Moscow tìm ra. Trước đó, một loại virus khác cũng được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu có khả năng phân giải các phân tử dầu hỏa thành nước.
Các khoa học gia cho rằng chúng có tiềm năng giúp chúng ta tìm ra phương pháp giải quyết dầu tràn nhanh chóng và hiệu quả hơn.