Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa công bố 11 quốc gia có chất lượng sống tốt nhất thế giới. Bảng xếp hạng này dựa trên đánh giá về tuổi thọ, giáo dục, bình đẳng giới, tài chính… được tổ chức này khảo sát ở gần 200 quốc gia.

1. Na Uy. Đây là năm thứ 13 liên tiếp, đất nước này giữ vị trí cao nhất về tiêu chuẩn sống, tuổi thọ và trình độ học vấn. Nhờ hệ thống chăm sóc sức khoẻ tốt và được tài trợ bởi chính phủ, tuổi thọ trung bình của người dân nơi đây là 82 năm.
1. Na Uy. Đây là năm thứ 13 liên tiếp, đất nước này giữ vị trí cao nhất về tiêu chuẩn sống, tuổi thọ và trình độ học vấn. Nhờ hệ thống chăm sóc sức khoẻ tốt và được tài trợ bởi chính phủ, tuổi thọ trung bình của người dân nơi đây là 82 năm.

2. Australia. Chính phủ Australia đầu tư mạnh vào vấn đề giáo dục. Theo thống kê của LHQ, hầu hết người dân của đất nước này đều đi học khoảng 20 năm. Việc đầu tư cho giáo dục chiếm trên 5% thu nhập bình quân đầu người (GDP) của quốc gia ở Châu Đại Dương này.
2. Australia. Chính phủ Australia đầu tư mạnh vào vấn đề giáo dục. Theo thống kê của LHQ, hầu hết người dân của đất nước này đều đi học khoảng 20 năm. Việc đầu tư cho giáo dục chiếm trên 5% thu nhập bình quân đầu người (GDP) của quốc gia ở Châu Đại Dương này.

3. Thụy Sĩ. Theo thống kê của LHQ, người dân Thụy Sĩ có tuổi thọ trung bình lên tới 83. Nhờ chất lượng cuộc sống tốt và nhà nước đầu tư mạnh cho y tế nên người dân nơi đây ít khi mắc các bệnh sốt rét, lao hay HIV.
3. Thụy Sĩ. Theo thống kê của LHQ, người dân Thụy Sĩ có tuổi thọ trung bình lên tới 83. Nhờ chất lượng cuộc sống tốt và nhà nước đầu tư mạnh cho y tế nên người dân nơi đây ít khi mắc các bệnh sốt rét, lao hay HIV.

4. Đức. Tính đến tháng 10/2014, tất cả các trường đại học đều được miễn học phí cho sinh viên và sinh viên quốc tế. Theo đó, có trên 96% dân số đất nước này đã tốt nghiệp trung học phổ thông.
4. Đức. Tính đến tháng 10/2014, tất cả các trường đại học đều được miễn học phí cho sinh viên và sinh viên quốc tế. Theo đó, có trên 96% dân số đất nước này đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

5. Đan Mạch. Vấn đề bình đẳng giới ở quốc gia Bắc Âu này được đánh giá cao. Theo thống kê, khoảng cách lương trung bình của nam và nữ hiện nay là 7,8%, trong khi đó ở Mỹ là 17,9%.
5. Đan Mạch. Vấn đề bình đẳng giới ở quốc gia Bắc Âu này được đánh giá cao. Theo thống kê, khoảng cách lương trung bình của nam và nữ hiện nay là 7,8%, trong khi đó ở Mỹ là 17,9%.

6. Singapore. Được chính phủ đầu tư mạnh mẽ cho vấn đề y tế cộng thêm chất lượng cuộc sống tốt, người dân đảo quốc sư tử có tuổi thọ trung bình trên 83 tuổi.
6. Singapore. Được chính phủ đầu tư mạnh mẽ cho vấn đề y tế cộng thêm chất lượng cuộc sống tốt, người dân đảo quốc sư tử có tuổi thọ trung bình trên 83 tuổi.

7. Hà Lan. Đất nước này có tỷ lệ bất bình đẳng về thu nhập thấp nhất trên thế giới là 12,4%. Hiện nay, tỷ lệ này được dự đoán sẽ tiếp tục giảm.
7. Hà Lan. Đất nước này có tỷ lệ bất bình đẳng về thu nhập thấp nhất trên thế giới là 12,4%. Hiện nay, tỷ lệ này được dự đoán sẽ tiếp tục giảm.

8. Ireland. Nhờ vấn đề an ninh được siết chặt, tỷ lệ tội phạm của Ireland được xếp ở mức thấp nhất thế giới. Tỷ lệ giết người của quốc gia ngày là 1,1/1.000 người.
8. Ireland. Nhờ vấn đề an ninh được siết chặt, tỷ lệ tội phạm của Ireland được xếp ở mức thấp nhất thế giới. Tỷ lệ giết người của quốc gia ngày là 1,1/1.000 người.

9. Iceland. Người dân ở Iceland được chính phủ đầu tư chăm sóc sức khỏe y tế cùng chất lượng cuộc sống tốt. Tuổi thọ trung bình của họ là 82,7.
9. Iceland. Người dân ở Iceland được chính phủ đầu tư chăm sóc sức khỏe y tế cùng chất lượng cuộc sống tốt. Tuổi thọ trung bình của họ là 82,7.

10. Canada. Chính phủ nước này đầu tư mạnh về vấn đề giáo dục. Chính vì vậy, hơn một nửa dân số Canada đã tốt nghiệp đại học.
10. Canada. Chính phủ nước này đầu tư mạnh về vấn đề giáo dục. Chính vì vậy, hơn một nửa dân số Canada đã tốt nghiệp đại học.

11. Mỹ. Đất nước này được xếp thứ hạng cao về tài chính. Người Mỹ kiếm được trung bình 53.245 USD/năm.
11. Mỹ. Đất nước này được xếp thứ hạng cao về tài chính. Người Mỹ kiếm được trung bình 53.245 USD/năm.