Hiện nay, trên thế giới có nhiều loài động vật đang bị giảm số lượng một cách cực kỳ nghiêm trọng và có thể hoàn toàn biến mất trên Trái Đất trong tương lai gần. Dưới đây là 10 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.
1. Báo hoa mai Amur
Tính đến thời điểm này, báo hoa mai Amur là loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất. Theo ước tính của các nhà khoa học, loài này hiện chỉ còn khoảng 57 cá thể sinh sống ngoài tự nhiên ở vùng Đông Bắc châu Á.
Do sở hữu bộ lông dày tuyệt đẹp bán được giá cao, nên chúng luôn là tâm điểm của những tay săn trộm. Ngoài ra, những vụ khai thác gỗ bất hợp pháp từ những năm 1970 đến nay, cộng thêm các vụ cháy rừng lớn cũng đang khiến nơi sống của báo hoa mai Amur ngày càng bị thu hẹp.
Bên cạnh đó, việc mang những kiểu gen độc đáo cũng khiến loài vật này rất khó sống trong điều kiện nuôi nhốt. Do đó, việc phát triển số lượng của báo hoa mai Amur bằng cách thụ tinh nhân tạo vẫn chưa thể thực hiện thành công và khiến chúng đang bước dần tới bờ vực tuyệt chủng.
2. Linh miêu Iberia
Linh miêu Iberia là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong họ nhà Mèo. Vào năm 1960, loài này có khoảng 400 cá thể sinh sống ngoài tự nhiên, nhưng đến năm 1990, số lượng của chúng đã bị sụt giảm đến 80%. Cho đến hiện nay, chỉ còn khoảng 100 con linh miêu Iberia sinh sống trên toàn thế giới và chủ yếu là ở vùng Tây Nam, Tây Ban Nha.
Được biết, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng của linh miêu Iberia là do bị con người săn bắt để lấy lông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính quyền Tây Ban Nha đã có rất nhiều kế hoạch bảo tồn nhằm tăng số lượng cho loài này và các kế hoạch vẫn đang phát triển theo chiều hướng tích cực.
3. Hổ Sumatra
Tuy hổ Sumatra là loài có kích cỡ nhỏ nhất, nhưng lại có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong tất cả các loài hổ hiện đang sinh sống trên Trái Đất. Vào năm 1978, ước tính có khoảng 1000 “ông ba mươi” Sumatra sinh sống tại đảo Sumatra, Indonesia. Thế nhưng, nạn săn trộm và tàn phá rừng bừa bãi đã khiến số lượng của chúng bị sụt giảm cực kỳ nghiêm trọng. Tính đến thời điểm này, chỉ còn khoảng 400 cá thể sinh sống trên toàn thế giới.
4. Khỉ đột núi (Mountain Gorilla)
Khỉ đột núi là một phân loài của Gorilla, sinh sống ở vùng núi cao châu Phi. Tính đến thời điểm này, chúng đang là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong số tất cả các loài khỉ đột sinh sống trên toàn thế giới.
Theo ước tính của các nhà khoa học, trên Trái Đất, hiện chỉ còn khoảng gần 900 cá thể Mountain Gorilla sinh sống tại công viên quốc gia Bwindi, Uganda và Virunga của Congo. Tuy các dự án bảo tồn động vật hoang dã ở quốc gia này đang phát triển khá tốt, nhưng nạn săn trộm, phá rừng trái phép vẫn đang hoành và đang đẩy loài linh trưởng này đến bên bờ vực của sự tuyệt chủng.
5. Tê giác đen (Black Rhino)
Tê giác đen là loài động vật ăn cỏ cực kỳ quý hiếm, có trọng lượng lên đến 1,4 tấn. Vào những năm 1960, loài này có khoảng 70.000 con sinh sống tại các vùng đồng cỏ rộng lớn ở châu Phi. Thế nhưng, đến nay, chúng chỉ còn khoảng 2.500 cá thể tồn tại ở vùng Tây Nam châu Phi. Đáng chú ý, mỗi con Black Rhino có 2 chiếc sừng, trong đó, sừng lớn có chiều dài tối đa tới 1,5m. Đây chính là mục tiêu cho những kẻ săn trộm tê giác và khiến số lượng loài động vật ăn cỏ to lớn này sụt giảm một cách nghiêm trọng.
6. Kền kền California (California Condor)
Kền kền California hay Thần ưng California là một loài chim lớn nhất Bắc Mỹ. Trước đây, loài này sinh sống phổ biến ở phía Bắc Arizona, Nam Utah (bao gồm cả khu vực Grand Canyon và vườn quốc gia Zion), dãy núi ven biển từ miền trung đến miền Nam California và phía Bắc Baja California.
Được biết, thức ăn chủ yếu của California Condor là xác thối, nên chúng rất dễ mắc phải những căn bệnh khó chữa và bị ngộ độc. Tính đến năm 1980, chỉ còn 22 cá thể Kền kền California sinh sống trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những dự án bảo vệ động vật hoang dã của chính phủ Mỹ cũng như việc cho sinh sản thành công trong điều kiện nuôi nhốt trong những năm gần đây đã giúp loài chim “khổng lồ” này phát triển số lượng một cách đáng kể.
Hiện nay, trên thế giới còn khoảng 200 con Thần ưng California sinh sống trong hoang dã và 160 con trong điều kiện nuôi nhốt.
7. Hải cẩu thầy tu Hawaii (Hawaiian Monk Seal)
Hải cẩu thầy tu Hawaii là loài động vật đặc hữu của vùng biển quần đảo Hawaii, Mỹ. Ngoài Hawaiian Monk Seal thì trên thế giới còn một loại hải cẩu thầy tu khác đó là hải cẩu thầy tu Địa Trung Hải.
Theo những nghiên cứu và thống kê mới nhất, hiện nay, chỉ còn khoảng 200 con hải cẩu thầy tu Hawaii sinh sống trên toàn thế giới. Được biết, nguyên nhân khiến số lượng của loài động vật quý hiếm này bị giảm sút nghiêm trọng là do việc sắn bắn trái phép của con người. Ngoài ra, việc tìm kiếm thức ăn ngày càng khó khăn cũng đang khiến chúng bị đẩy tới sự tuyệt chủng.
8. Vịt cát Brazil (Brazilian Merganser)
Vịt cát Brazil là loài thủy cầm có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao. Hiện nay, trên thế giới chỉ còn 250 cá thể sinh sống tại miền Nam Brazil. Không những vậy, số lượng của chúng đang ngày càng giảm dần do môi trường sống bị ảnh tàn phá nghiêm trọng bởi nạn khai thác gỗ và mỏ khoáng sản bất hợp pháp.
9. Vẹt đuôi dài cổ lam (Macaw Blue-throated)
Vẹt đuôi dài cổ lam là loài động vật đặc hữu của miền Bắc Bolivia. Hiện nay, chỉ còn khoảng 100 cá thể loài chim này sinh sống trong điều kiện hoang dã và đang có nguy cơ bị sụt giảm dần.
Sở hữu bộ lông cực kỳ đẹp mắt với 2 màu chủ đạo là xanh ngọc và vàng, chúng luôn là mục tiêu khiến những kẻ săn trộm “thèm khát”. Ngoài ra, nguồn thức ăn của Vẹt đuôi dài cổ lam (một loại quả có tên Motacu Palms) bị con người tàn phá quá nhiều cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút về số lượng của loài chim này.
10. Lạc đà hai bướu
Lạc đà hai bướu (tên khoa học Camelus bactrianus) là loài động vật guốc chẵn lớn, sinh sống chủ yếu ở sa mạc Gobi thuộc vùng Tây Bắc Trung Quốc và Nam Mông Cổ.
Hiện nay, số lượng của chúng chỉ còn khoảng hơn 1000 cá thể sinh sống trong điều kiện hoang dã. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, lạc đà 2 bướu đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong tương lai gần bởi nạn săn bắn trái phép và môi trường sống bị thu hẹp.