Đây chính là câu trả lời về lý do vì sao có những người quả quyết rằng mình đã từng nhìn thấy ma.

Hồn ma và thế giới tâm linh là vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi cho đến tận ngày hôm nay. Người không tin thì cho rằng, chẳng có thứ gì gọi là ma cả, nhưng chính họ cũng không thể chứng minh điều ngược lại, rằng ma không có thực.

Nhưng bỏ qua vấn đề đó thì trên thực tế, rất nhiều người thề sống thề chết rằng mình nhìn thấy "ma". Không loại trừ khả năng họ nói dối, nhưng theo những gì khoa học tiết lộ, có một loại âm thanh tựa như ma. Đó chính là "sóng hạ âm" - các âm thanh có tần số từ 7 - 19Hz mà tai người không thể nghe, nhưng vẫn cảm nhận được nó.

Bắt đầu từ một thứ âm thanh rùng rợn nhưng chẳng ai biết

Vào một ngày cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, nhà khoa học Pháp - Vladimir Gavreau vô tình thấy trợ lý của mình, lúc này đang làm việc trong phòng thí nghiệm của ông, đang chảy máu tai.

Ông bắt đầu nghiên cứu hiện tượng kỳ lạ này bằng cách cầm các ống rung thanh đưa đến gần các trợ lý của mình. Vladimir nhận thấy với một ống rung có kích thước hợp lý, tai của chúng ta sẽ có cảm giác rát nhẹ, hoặc thậm chí một cơn đau dữ dội. Nguyên nhân chính là sóng hạ âm (infrasound).

Trong một thí nghiệm khác, các nhà khoa học đã lén trộn vào âm thanh trong buổi hòa nhạc một số hạ âm. Kết quả là 22% khán thính giả cho rằng mình đã trải qua một cảm giác sợ hãi, buồn bã và ớn lạnh, dù các giai điệu trong buổi hòa nhạc được đánh giá là du dương, nhẹ nhàng và tuyệt hay.

Nhưng trên hết, loại âm thanh này lại có nguồn gốc từ thiên nhiên: núi lửa, động đất, sóng biển, gió... và cả động vật. Tiếng gầm gừ của hổ có tần số 18Hz - tần số của hạ âm.

Âm thanh khiến chúng ta nhìn thấy "ma"

Tại một tòa nhà nơi Vic Tandy - một nhà nghiên cứu người Anh làm việc, các nhân viên quét dọn cũng như các đồng nghiệp của ông thường xuyên cảm thấy sợ hãi, buồn bã và có cảm giác như có ai đó đang theo dõi mình; có người còn thấy được những cái bóng lởn vởn.

Loại âm thanh này lại có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Loại âm thanh này lại có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Bản thân Tandy cũng nhìn sau khi nhìn thấy một hình dáng màu xám đứng cạnh bàn mình đã quyết tâm tìm ra lời giải cho sự tồn tại của các "hồn ma bóng quế" này.

Loại trừ các nguyên nhân như khí gas hay dụng cụ bị hỏng hóc, ông nhận ra rằng "ma" chỉ xuất hiện ở một số nơi nhất định trong phòng thí nghiệm và khi ông đặt một mẩu giấy kim loại lên một cái êtô, nó sẽ lập tức rung liên hồi. "Ma" làm chăng? Không, chính là hạ âm đấy.

Một cái quạt cũ đang trong thời kỳ "nghỉ hưu" ở đây đã phát ra các rung động tần số thấp.
Một cái quạt cũ đang trong thời kỳ "nghỉ hưu" ở đây đã phát ra các rung động tần số thấp.

Cụ thể, một cái quạt cũ đang trong thời kỳ "nghỉ hưu" ở đây đã phát ra các rung động tần số thấp. Các rung động này dội khắp phòng đến khi tạo ra hạ âm có tần số 18.9 Hz, đủ để khiến con người có cảm giác run sợ.

Các hạ âm này có thể đã cộng hưởng với nhãn cầu của con người gây nên các hình ảnh mờ nhòe, méo mó.
Các hạ âm này có thể đã cộng hưởng với nhãn cầu của con người gây nên các hình ảnh mờ nhòe, méo mó.

Theo nghiên cứu của cơ quan NASA, các hạ âm này có thể đã cộng hưởng với nhãn cầu của con người gây nên các hình ảnh mờ nhòe, méo mó. Khi mắt bị rung như vậy, có khả năng não bộ tiếp nhận hình ảnh tĩnh như gọng kính hay một hạt bụi giống như đang chuyển động, tựa một hồn ma đang đung đưa giữa không trung.

Còn theo giáo sư Richard Wiseman đến từ ĐH Hertfordshire, những nơi được cho là có ma ám trên thế giới thường có cấu trúc hay điều kiện phù hợp cho sự xuất hiện của hạ âm, gây ra các ảo ảnh "ma".

Và bạn cũng đoán được đấy, sau khi Tandy gỡ chiếc quạt đó ra, "ma" trong tòa nhà cũng tự động đi đâu hết. Không chỉ vậy, Tandy cũng góp phần "trừ ma" cho một tu viện sau đó. Tu viện này có một tầng hầm mà mỗi khi bước vào, người ta sẽ cảm thấy buồn nôn, lạnh tóc gáy và thấy "ma".

Khi Vic đến nơi đây, ông nhanh chóng thấy được hình dạng của tầng hầm, hành lang dẫn đến tầng hầm và các nhà máy kế bên cũng đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của một hạ âm 18.9 Hz.

Khả năng sử dụng "ma" như một vũ khí - có hay không?

Nhiều người cho rằng có thể lợi dụng loại âm thanh này làm vũ khí trong chiến tranh, hoặc ít nhất là để giải tán đám đông. Và trên thực tế, con người đã làm điều đó nhưng thất bại thảm hại.

Trong khi người Anh đã áp dụng thành công hạ âm trong việc giải tán các đám đông thì người Mỹ đã thất bại khi dùng hạ âm trong chiến tranh.

Họ dùng trực thăng để phát ra hàng loạt các âm thanh có tần số thấp với ý định làm cho quân lính bên dưới hoảng loạn hay chí ít cũng gây ra cho họ cảm giác khó chịu.

Tuy nhiên, sóng hạ âm trong trường hợp này lại chỉ làm cho quân bên dưới cảm thấy hơi sợ hãi và còn kích thích cả... cảm giác vui vẻ bên trong họ.

Người Anh đã áp dụng thành công hạ âm trong việc giải tán các đám đông.
Người Anh đã áp dụng thành công hạ âm trong việc giải tán các đám đông.

Vấn đề ở đây chính là mỗi người phản ứng lại với âm thanh này theo mỗi cách khác nhau. Nếu muốn tạo ra sóng hạ âm nhân tạo và gây ra các cảm giác rõ rệt, bạn sẽ cần một công cụ nào đó đủ lớn và mạnh.

Vấn đề ở đây chính là mỗi người phản ứng lại với âm thanh này theo mỗi cách khác nhau.
Vấn đề ở đây chính là mỗi người phản ứng lại với âm thanh này theo mỗi cách khác nhau.

Tuy nhiên, sóng hạ âm dường như vẫn rất hữu dụng trong... các nhà ma, miễn là sóng âm phát ra đủ mạnh.