Một số nền văn minh cổ xưa có tư tưởng cởi mở nhưng cũng có nền văn hóa coi là cấm kỵ khi nhắc đến chuyện đồng tính luyến ái.
Đồng tính luyến ái được cho là đã xuất hiện ở Ai Cập cổ đại. Nhiều bằng chứng cả trong văn chương lẫn hình khắc xuất hiện trong lăng mộ khiến các nhà khoa học tin rằng, tình dục đồng giới có thể đã xuất hiện ở Ai Cập thời cổ đại.
Cuốn sách của Cái chết của người Ai Cập có đề cập đến tình dục đồng giới. Trong khi người Ai Cập coi quan hệ dị tính hay giao hợp nam nữ là điều tự nhiên thì tình dục đồng giới chịu những kỳ thị khắc nghiệt. Thậm chí, tình dục đồng giới trở thành điều cấm kỵ.
Mặc dù bị coi là cấm kỵ nhưng không vì thế mà tình dục đồng giới không thực hiện nó.
Văn chương Ai Cập không ít lần miêu tả tình dục đồng giới, chủ yếu là giữa hai nam giới phổ biến hơn nữ giới với nhau.
Trái ngược với Ai Cập cổ đại, người Hy Lạp thời cổ đại khá cởi mở về tình dục đồng giới. Một người đàn ông Hy Lạp có thể có người tình là nam giới. Điều đặc biệt là địa vị xã hội sẽ quyết định vị trí chủ động hay thụ động trong quan hệ đồng tính nam.
Theo đó, những người đàn ông Hy Lạp trưởng thành, tự do là có đầy đủ địa vị trong xã hội. Do vậy, họ có thể có "quan hệ" với phụ nữ hoặc nô lệ nam mà không phải chịu sự kỳ thị.
Vị trí thụ động trong mối quan hệ đồng tính dành cho những người có địa vị thấp kém như phụ nữ, nô lệ.
Trong đa số mối quan hệ đồng giới, những người đàn ông lớn tuổi thường có người tình là nam giới nhỏ tuổi, thậm chí là những đứa trẻ.
Tương tự như người Hy Lạp, người La Mã thời cổ đại coi tình yêu đồng giới là chuyện bình thường và được xã hội chấp nhận.
Nhiều quý tộc, thậm chí là hoàng đế La Mã đã có những mối quan hệ đồng tính luyến ái mặc dù họ vẫn có vợ con.
Theo Kiến Thức