Cây sachi, bí đao Đài Loan, tiêu lốt…từng được coi giống cây tiền tỷ, giúp người dân làm giàu nhưng thực tế, đó chỉ là những tin đồn.

Khoảng 2 năm trước đây, tại Việt Nam cây sachi được quảng bá là “vua của các loại hạt”, “siêu thực phẩm mới”…Theo tin đồn và qua giới thiệu của nhiều người bán cây giống, nhiều hộ dân ở huyện Mang Yang, Gia Lai đổ xô đi trồng sachi với hy vọng làm giàu. Ảnh: Báo Gia Lai.

Theo tin đồn, giống ” cây tiền tỷ” này có hiệu quả kinh tế rất cao, mỗi kg có giá từ 800.000 – 900.000 đồng. Ảnh: Vov.

Là loại cây trồng hàng năm nhưng sachi lại cho thu hoạch nhiều năm (từ 20 – 30 năm). Thời gian thu hoạch nhanh. Ảnh: Nông nghiệp.

Với tỷ lệ sống 99%, cây bắt đầu cho ra hoa sau 3 – 5 tháng trồng và 6 – 8 tháng là cho thu hoạch quả. Người dân ai cũng mong nhanh chóng đổi đời. Ảnh: Lamcanh.

Sau hơn 1 năm trồng, trên nét mặt của nhiều hộ dân ở Mang Yang, Gia Lai hiện nỗi u sầu bởi vỡ mộng làm giàu từ cây sachi. Lúc đầu thu hoạch, có người đến hỏi mua nhưng giá chỉ 40.000 đồng/kg chứ không phải 800.000 đồng như tin đồn trước đây. Ảnh: Nông nghiệp.

Về sau, giá giảm xuống còn 30.000 đồng/kg và dần dần thì không có ai mua. Đến nay, có đến một nửa hộ dân bỏ mặc cho cây sachi chết. Ảnh: Lamcanh.

Cũng trong tình cảnh tương tự, hàng trăm hộ dân ở các huyện Chư Sê, Chư Pứh, Kông Chro…Gia Lai lao đao vì giống bí đao Đài Loan năng suất cao nhưng không có người mua. Ảnh: Plo.

Lúc đầu, có công ty cung ứng giống, phân bón, hứa hẹn bao trọn gói đầu ra với giá 5.000-5.500 đồng/kg. Đến mùa thu hoạch, doanh nghiệp “mất tích”, người dân đành để bí thối làm phân bón ruộng vì không biết bán cho ai. Ảnh: Plo.

Theo tính toán, mỗi ha trồng bí, nông dân tiêu tốn khoảng 40-50 triệu đồng. Ảnh: Báo Gia Lai.

Cũng theo tin đồn, không ít hộ dân ở Gia Lai bỏ ra hàng chục triệu để đầu tư trồng giống tiêu lốt. Ban đầu, một số đại lý hứa thu mua với giá không dưới 140.000 đồng/kg. Ảnh: Giatieu.

Dù vậy, thị trường cho loại tiêu lốt cũng chưa rõ ràng. Ảnh: Purarejoagung.