Nếu con người khai phá không gian, tiến vào không gian sâu thẳm chúng ta có thể đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng là giống loài của mình hoàn thay đổi.

Du hành trong vũ trụ là một việc làm cực kỳ nguy hiểm, nhưng ngay cả khi mọi chuyện êm đẹp thì bạn hoàn toàn có thể bị vũ trụ thay đổi khi NASA mới công bố rằng làm việc lâu trong môi trường không gian sẽ khiến bạn bị thay đổi DNA.

Cụ thể, NASA đã nghiên cứu hai anh em song sinh là Scott Kelly và Mark Kelly. Cặp anh em này là cặp đôi song sinh cùng trứng nên có bộ DNA hoàn toàn giống nhau.

Hai anh em sinh đôi Mark Kelly và Scott Kelly. Ảnh: NASA

Scott Kelly là một phi hành gia kỳ cựu với kỷ lục sống gần 500 ngày trong vũ trụ. Mới đây, phi hành gia này đã lập kỷ lục khi sống liên tục trên Trạm Không gian Quốc tế ISS trong 342 ngày.

Trong khi đó, Mark Kelly là một phi hành gia đã về hưu và có bộ DNA hoàn toàn giống em trai mình vì hai người là cặp song sinh cùng trứng. NASA ngay lập tức chớp lấy cơ hội không thể tốt hơn nghiên cứu về việc liệu vũ trụ có thể tác động như thế nào đối với sinh vật sống.

Kết quả là, sau khi Scott quay trở lại Trái đất sau chuyến du hành gần một năm của mình, gen của công có sự thay đổi đáng kể.

"Các telomeres (đầu mút bảo vệ các cặp nhiễm sắc thể) của Scott thực sự đã dài hơn một cách đáng kể trong không gian", NASA giải thích nghiên cứu của mình.

Theo các nhà nghiên cứu, phần lớn gen của ông Scott quay lại trạng thái ban đầu chỉ 2 tuần sau khi phi hành gia này quay về Trái đất. Tuy nhiên, khoảng 7% gen của Scott Kelly cho thấy sự thay đổi lâu dài và khác hoàn toàn khi so sánh với DNA của người anh em song sinh. Những thay đổi này vững chắc đến độ nó vẫn còn tồn tại hai năm sau khi ông đã về Trái đất, điều mà chính Scott còn ngạc nhiên.

"Tôi đọc trên báo và thấy 7% DNA của mình thay đổi toàn diện. Và tôi đang rất phấn khích trước thông tin này", ông Scott nói.

Việc nghiên cứu những tác động của không gian đối với con người là một bước để chuẩn bị cho những hành trình sâu hơn trong tương lai của con người vào vũ trụ, như việc đổ bộ lên sao Hỏa. Một nhiệm vụ đổ bộ lên sao Hỏa sẽ mất tới 3 năm và các nhà khoa học hiện đang muốn dự đoán được những tác động có thể xảy ra đối với các phi hành gia.

Chưa hết, nếu con người định cư lâu dài trong không gian, liệu những tác động này có thể phân tách, đưa con người đến một chuẩn tiến hóa mới hay không là điều cũng cần phải được xem xét đến. Dự tính, chuyến bay có người lái đầu tiên đổ bộ lên sao Hỏa sẽ được thực hiện vào năm 2030 và trong 100 năm tới con cháu của chúng ta có thể hoàn thành công cuộc đổ bộ, thuộc địa hóa Hành tinh Đỏ.