Gà lôi trắng, tên khoa học là Lophura nycthemera, đây thực sự là ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu hoa hậu gà rừng ở Việt Nam. Gà lôi trắng là một loài chim lớn, có chiều dài khoảng 125cm, lông mặt đỏ, chân đỏ, bộ lông trắng có sọc xám. Con trống phải cần 2 năm từ khi nở mới trưởng thành, có đuôi trắng, dài.
Chúng cư ngụ trong rừng thường xanh ở dạng nguyên sinh và thứ sinh có độ cao từ 500m trở lên, tuy nhiên các nhà khoa học cũng bắt gặp gà lôi trắng sống ở độ cao từ 500 - 1.000m và trên các đỉnh núi cao từ 1.200 - 1.800m. Chúng kiếm ăn trên mặt đất và ban đên ngủ trên cây.
Gà lôi tía, tên khoa học là Tragopan temminckii, là loài gà lôi cỡ trung, chiều dài thân khoảng 64cm, thuộc chi Tragopan. Gà lôi tía đực xếp vào danh sắc những loài gà đẹp nhất Việt Nam do sở hữu ngoại hình cực kỳ thu hút. Chim đực trưởng thành có bộ lông nhiều màu sắc đẹp như: đỏ lửa, đỏ nâu và nâu lẫn đen. Hầu hết ở giữa các lông đều có các vệt xám xanh da trời rộng. Mắt nâu, mỏ đen, da quanh mắt xanh da trời, yếm màu xanh da trời có chấm đỏ, chân hồng.
Chim đực non khoảng một năm tuổi giống chim cái nhưng kích thước hơi lớn hơn. Chim cái có vệt đen hung và trắng, nhìn thô hơn một chút so với chim đực nhưng vẫn rất đẹp. Da quanh mắt có màu hơi xanh lam. Ở Việt Nam, người ta chỉ phát hiện gà lôi tía ở Lào Cai, khu vực gần Sapa, trên độ cao 2.000 - 3.000m. Đây là loài đặc hữu ở Việt Nam đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
Gà lôi lam mào trắng, tên khoa học là Lophura edwardsi, là một loài chim thuộc họ Trĩ (Phasianidae), đặc hữu tại các khu vực rừng mưa nhiệt đới của Việt Nam. Loài gà rừng này sở hữu ngoại hình đẹp bí ẩn với màu xanh lam thẫm. Mào lông ở trên đỉnh đầu màu trắng. Lông ở lưng, cánh, bao cánh và đuôi đen với mép lông màu lam ánh thép. Đôi lông đuôi ở giữa nhọn, ngắn dần ở các đôi tiếp theo. Da mặt đỏ tía, tạo thành thuỷ nhỏ ở hai bên trán. Mắt màu đỏ da cam. Mỏ lục vàng nhạt hay màu sừng. Chân đỏ tía.
Được phát hiện lần đầu tiên được phát hiện ở độ cao độ cao 50 - 200m rừng thứ sinh thuộc vùng rừng rậm quanh núi đá vôi giữa tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị của miền Trung Việt Nam, loài gà rừng quý hiếm này đã ngay lập tức được vào Sách đỏ Việt Nam.
Gà lôi vằn, tên khoa học là Lophura nycthemera annamensis. Với chiếc mào dài kiêu hãnh và bộ lông đẹp tương phản, sang trọng, gà lôi vằn xứng đáng lọt top những loài gà rừng hoa hậu ở Việt Nam. Cằm, họng và mặt bụng màu đen, dọc theo hay bện cổ là một dải, rộng màu trắng, lông dài ở ngực và sườn trắng lẫn đen.
Mặt lưng có những vân đen mảnh xen kẽ với vân trắng, mỗi một lông có khoảng 6 tới 7 vân trắng hẹp. Cánh màu đen với một vài vân trắng, chiếc đuôi mềm mại có nhiều vân trắng hẹp. Mắt màu nâu da cam hay vàng. Mỏ đen hoặc màu xám sừng. Da quanh mắt màu đỏ tươi, chân đỏ tía. Hiện, loài gà lôi vằn tuyệt đẹp này phân bố ở các vùng rừng Nam Trung bộ, cao nguyên Lâm viên phía Bắc Pleiku và đông Bắc Nam bộ. Đây là loài chim đặc hữu của nước ta.
Gà lôi hông tía, tên khoa học là Lopura diardi là một loài gà lôi thuộc chi Lophura, một chi động vật trong họ Trĩ (Phasianidae). Đây là một trong những loài gà rừng sở hữu thân hình vạn người mê, không chỉ ở Việt Nam, loài này còn gây ấn tượng trên toàn thế giới với "nhan sắc" của mình. Chim đực trưởng thành có mào dài từ 70 - 90mm, thường dựng đứng, có màu đen lam ánh thép. Đầu, cằm, họng màu đen, phần dưới lưng màu vàng kim loại. Hông và trên đuôi màu lam ánh thép và đỏ tía, phần còn lại của bộ lông nhìn chung có màu lam.
Chim cái trưởng thành không có mào nhưng lông ở đỉnh đầu dài hơn. Đuôi thẳng và tròn. Bộ lông nhìn chung có màu nâu, ở bụng có hình vảy trắng nhạt, lông mặt đỏ nâu. da mặt và chân màu đỏ. Gà lôi hông tía thường bị bắt gặp trong các loại rừng khác nhau và chỗ cây bụi, kể cả nơi trống trải, dọc đường đi. Độ cao vùng phân bố khoảng dưới 750m, đi lẻ hoặc đàn nhỏ và chỉ phân bố từ các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào miền Nam. Đây là loài được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
Gà rừng lông đỏ, tên khoa học là Gallus gallus, là một trong bốn loài gà trong chi gà rừng, phân họ Phasianinae, họ Phasianidae. Sở hữu bộ lông đẹp lộng lẫy và vô cùng nổi bật, gà rừng lông đỏ là một trong những ứng cử viên hoa hậu gà rừng được ưa thích nhất. Đây là loài gà rừng lớn với sải cánh dài 200-250mm, nặng 1-1,5kg. Gà rừng lông đỏ đực có lông đầu, cổ màu đỏ da cam, lưng và cánh đỏ thẫm xen kẻ những mảng xanh cổ vịt độc đáo, ngực bụng và đuôi đen, phần gốc đuôi có những sợi lông trắng ấn tượng. Gà mái nhỏ hơn và toàn thân màu nâu xỉn. Mắt nâu hay vàng cam, mỏ nâu sừng hoặc xám chì, mỏ thịt đỏ, chân xám nhạt.
Gà rừng lông đỏ sống định cư và được tìm thấy trong nhiều kiểu rừng, trong đó sinh cảnh thích hợp nhất là những vùng rừng thứ sinh gần nương rẫy hay rừng gỗ pha giang, nứa. Chúng là loài gà rừng sống theo bầy đàn, hoạt động vào hai thời điểm trong ngày là sáng sớm và xế chiều. Buổi tối chúng sẽ tìm đến những cây cao dưới 5m có tán lớn để ngủ. Chỗ ngả lưng ưa thích của chúng là ở trong các bụi giang, nứa, có nhiều cây đổ ngang.