Từ rất nhiều năm, chính sự phổ biến của các vở opera như Tosca hay La Bohème đã khiến giới trí thức hồ nghi về tài năng của Giamoco Pucini. Nhưng giờ đây nghịch lý đó đang bắt đầu thay đổi.
Nhà soạn nhạc GiamocoPuccini chỉ đạo dàn dựng các vở opera của ông.
Quan điểm của giới trí thức đối với Giacomo Puccini bắt đầu ngay từ khi các vở opera của ông được trình diễn trên sân khấu hàng đầu thế giới và một trong những nhà soạn nhạc thành công nhất về mặt tài chính trong lịch sử opera. Ông giàu đến độ nào? Khi qua đời ở tuổi 65 vào năm 1924, Puccini để lại một điền trang trị giá ước tính gần 200 triệu đô la ngày nay.
Không chỉ sự phổ biến khiến Puccini bị hồ nghi mà còn vì một lý do: các vở opera của ông bị cho là ủy mị đến sến súa. Hãy xem xét những câu chuyện. Một cô thợ may mắc ho lao và một anh thi sĩ đang chật vật ở khu Latin của Paris vào khoảng năm 1830, sống trong cảnh gần như bần hàn giữa những người bạn phóng túng, gặp gỡ và yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Họ chia tay, làm lành rồi chia tay lần nữa, cho đến khi cô quay lại trút hơi thở cuổi cùng trong vòng tay anh.
Rồi đến câu chuyện về một phụ nữ trẻ gan dạ ở thị trấn nhỏ của California vào thời đổ xô đi tìm vàng, nơi cô tạo ra chốn cư ngụ xa nhà cho những người thợ mỏ khắc khổ đã bỏ lại gia đình phía sau để tìm kiếm vận may. Dẫu khao khát tình yêu, cô vẫn giữ thái độ xa cách như mẹ bề trên, đọc Kinh thánh cho những gã đàn ông mù chữ và trưng cho họ thấy một tấm gương đoan trang cho đến khi cô phải lòng một tên cướp, cứu anh ta khỏi viên cảnh sát trưởng hống hách rồi bỏ trốn cùng anh rồihòa giọng “Addio, California – Tạm biệt, California”.
Một vở diễn chủ lực nữa của các nhà hát quốc tế kể về một mối tình ướt át ở Rome vào năm 1800 giữa một diva opera nổi tiếng và một chàng họa sĩ bảnh trai đã phản bội dòng dõi quý tộc của mình để theo đuổi lý tưởng chống bảo hoàng. Viên cảnh sát trưởng hung ác của thành phố, một nam tước phóng đãng đang thèm khát có được nàng diva, tra tấn dã man chàng họa sĩ gần như trước mặt nàng để moi tin về một tù nhân chính trịđang bị truy nã màanh từng che chở.
Trong cuốn sách nổi tiếngOpera as Dramaxuất bản năm 1956, nhà nghiên cứu âm nhạc Joseph Kerman đã gạt bỏToscavì coi đó như một “thứ giật gân, tầm thường, xoàng xĩnh”. Với Kerman và những người hạ bệ Puccini khác, gồm cả các nhà soạn nhạc xuất chúng (có lẽ là đố kị) như Mahler và Stravinsky, vấn đề không chỉ là những câu chuyện ngớ ngẩn mà còn là thứ âm nhạc rẻ tiền. Trên thực tế, Puccini “gia cố”cường độ mãnh liệttrong âm nhạc bằng các hiệu ứng giao hưởng đồ họa kiểu điện ảnh và dẫn dắt cảm xúc thính giả bằng những dòng thanh âm đồi dào, thường được song ca để tăng thêm độ biểu cảm trên nềnđệm củadàn nhạc.
Sự cấp tiến của Puccini
Anna Netrebko vào vai Tosca trong vở diễn cùng tên của Puccini trên sân khấu Metropolitan Opera mùa diễn 2017-18. Nguồn: Metropolitan Opera
Quan điểmtrong giới hàn lâm đã có lúcđồng điệu vớicông chúng. Theo trải nghiệm của tôi, một số người hâm mộ điềm tĩnh nhất của Puccini lại là những nhà soạn nhạc ấn tượng về sự kết hợp giữa phần nhạc và kịch của ông cũng như về kỹ năng sáng tác, sự táo bạo tronghòa âm và cách phối dàn nhạc đầy màu sắc của ông.
Vào thời Puccini, Mahler có thể đã gạt bỏ ông. Nhưng lạ thay Anton Webern – một người hâm mộ Mahler và là học trò đáng tự hào của Schoenberg, một nhà soạn nhạcđiêu luyện vềkỹ thuật 12 âm và sáng táccác tác phẩmtối giản đầy cấp tiến – lại là một người hâm mộ Puccini. Sau khi dự buổi biểu diễnLa fanciulla del West(Cô gái miền Tây) của Puccini tại Vienna vào năm 1919, Webern viết thư gửi Schoenberg, ca ngợi tác phẩm có “một tổng phổ với âm thanh độc đáo xuyên suốt, lộng lẫy, mỗi ô nhịp đều chứa đựng sự bất ngờ”. Webern thấy “không có chút hào nhoángnào” trong vở opera: “Tôi phải nói rằng tôi rất thích nó... Tôi nhầm lẫn chăng?”
Ngay cả Schoenberg, dù không mấy yêu thích phong cách Ý đa cảm của Puccini, nhưng vẫn bày tỏ lòng ngưỡng mộ trước sự tài khéo và tính hiếu kỳ của nhà soạn nhạc. Trong một bài luận năm 1930, ông viết về việc mình đã cảm động thế nào về Puccini: vào năm 1924, mặc dù đang vật lộn với căn bệnh nan y nhưng Puccini vẫnđếnFlorence tham dự buổi biểu diễnPierrot Lunaire, một chùm liên khúc phi điệu tính viết cho giọng hát và nhóm hòa tấu thính phòng. Dịp đó, “những chuyên gia phán xét”đã biểu lộsự thù địch công khai về tác phẩm mang tínhđột phá của Schoenberg.Ông kể lại:“Tôi thực sự vinh dự khi Puccinidù ốm đau bệnh tật nhưng đãkhông quản một hành trình dài sáu tiếng đồng hồ để trải nghiệm tác phẩm của tôi rồi nói với tôi những lời rất thân thiện; thật tuyệt vời và lạ kỳ làông cũng chấp nhận âm nhạc của tôi.”
Trên thực tế, Puccini quan tâm sâu sắc đến các thử nghiệm âm nhạc đang diễn ra trong giai đoạn này ở Vienna, Paris và các nơi khác. Ngay cả trong các tác phẩm đầu tay của ông, những ảnh hưởng từ Debussy và Richard Strauss đã xuất hiện: Puccini khéo léo bao bọc những dấu vết phong cách của họ thành giọng điệu đặc biệt của riêng mình. Những phát triển hiện đại cấp tiến hơn cũng hấp dẫn Puccini đến mức ông phải nghiền ngẫm về chúng để chắc chắn rằng mình đang không bỏ lỡ điều gì đó rồi mới yên tâm quay lại với thứ mình có thể làm tốt nhất.
Những ngón nghề của Puccini
Vậy thứ ông làm tốt nhất đòi hỏi điều gì?
Puccini từ lâu đã được tung hô là một nhà sáng tác giai điệu thượng thừa. Thế nhưng lúc sinh thời, những kẻ gièm pha phàn nàn rằng âm nhạc của ông mang tính giao hưởng thái quá và là sản phẩm của một nhà soạn nhạc thiếu hiểu biết về opera, không cho đó là một hình thức nghệ thuật dẫn dắt giọng hát. Ngày nay, những tổng phổ đóđược công nhận là “sự pha trộn” đầy phong phú về dàn nhạc và về giọng hát. Mặt khác, người ta cho là Puccini lấp đầy những vở opera bằng những giai điệu cao vút, bất tận như một cách làmđơn giản hóa.Tuy nhiên, lối viết giai điệu của ông lại thường phức tạp và khó nắm bắt.Ví dụ, chúng ta hãy nghĩ về aria của Rodolfo trong màn I vởLa Bohème, “Che gelida manina” (Bàn tay nhỏ nhắn mới giá lạnh làm sao) trong đó anh kể cho Mimì, người mới gõ cửa căn phòng áp mái của anh, toàn bộ cuộc sống của mình. Aria giống như một đoạn độc thoại trong đó các tiết giai điệu nối liền vào các mạch arioso (aria nói) – lối viết trung gian giữa phong cách aria và recitative. Sự tuôn trào đầy chất trữ tình của Rodolfo bị phá vỡ bởi những bùng nổ kịch tính đột ngột. Âm nhạc quá ly kỳ và mãnh liệt để được mô tả là du dương một cách giản dị.
Về mặt hòa âm, âm nhạc Puccini chưa bao giờ nới lỏng mối ràng buộc với hòa âm điệu tính (tonal), mặc dù ông đã khám phá ra các gam toàn âm (theo kiểu Debussy) và thậm chí cảbitonality1(trong đó các mạch nhạc ở các điệu thức mâu thuẫn chồng chéo). Thật kỳ lạ là Puccini thường xếp cạnh nhaucác hợp âmxa xôi về hòa âmvàlàm phong phú ngôn ngữâm nhạcbằng độ âm vang dày dặn,đầy chấtnghịch tai nhằm tạo ra vẻ mơ hồ và mãnh liệt.
Tuy nhiên, yếu tố ấn tượng nhất trong ngón nghề của Puccini có thể là cách sử dụng mô típ tinh xảo. Wagner có xu hướng sử dụng các mô típ chủ đạo (leitmotif) lỏng lẻo hơn: một mô típ nhạc gợi liên tưởng đến một nhân vật, một tình tiết bất ngờ hoặc một yếu tố chủ đề của truyện kịch sẽ thường xuyên được biến đổi và triển khai cho các mục đích tổng quát hơn. Ngược lại, Puccini đã sử dụng các mô típvà tiết giai điệu chủ yếu như các thẻ nhận dạng cho các nhân vật hoặc nơi chốn: một căn phòng áp mái của người phóng túng, một nơi lui tới ưa thích, một bức tượng Đức Mẹ trong nhà thờ. Hãy nghĩ về phần mở đầu vởTosca, bắt đầu bằng một loạt ba hợp âm lanh lảnh đáng sợ ở dàn nhạc: mô típ của Scarpia, viên cảnh sát trưởng thành Rome. Các hợp âm cụ thể (Si giáng, La giáng và Mi trưởng) cơ bản là không liên quan đến nhau về mặt hòa âm, gợi ra sự thực thi quyền lực của Scarpia một cách thiếu liên tục. Ngoài ra, các hợp âm lan rộng một cách đáng sợ, với dòng phía trên dần lên cao và dòng bass lao xuống dưới. Puccini vận dụng mô típ này một liên tục trong suốt vở opera khiến nó ứ tràn như một dòng chảy ngầm đáng lo ngại – biểu hiện của thế lực đen tối của Scarpialúc nào cũng rình rập.
Trải qua nhiều năm tháng, bắt đầu từ thời trung học, khi biết đến các vở opera của Puccini, và chơi qua các tổng phổ trên đàn piano, tôi dần thấy rõ cách sử dụng tinh tế của một số mô típ mà mình chưa từng để ý trước đây. Những khám phá này giống như những lễ hiển linh mà cuối cùng đã giải thích lý do tại sao tôi luôn xúc động đến thế khi tới một khoảnh khắc cụ thể khi nghe Puccini,dùcòn chẳng hiểu tại sao.
Phù phép những điều vụn vặt
Pavarotti và Freni trong một buổi diễn tập vở La Boheme. Nguồn: Odd Pavarotti Blog
Thế còn quan niệm rằng những câu chuyện của Puccini ủy mị thì sao? Chà, không đâu nếu bạn khám phá chúng sâu sắc hơn một chút, điều mà Puccini làm thay cho chúng ta thông qua âm nhạc của ông.
Hãy xemLa Bohème. Nam nhân vật chính của chúng ta, Rodolfo, chàng thi sĩ đang kiếm tìm danh vọng và mưu sinh bằng cách viết những bài chán ngấy cho những tờ báo nhỏ. Anh chia sẻ căn phòng áp mái chật hẹp với ba người bạn thân: một họa sĩ sống không mục đích và là anh chàng thích đàn đúm; một nhạc sĩ đa tài, người thi thoảng mới xoay xở kiếm được những hợp đồng biểu diễn nhỏ; một triết gia tương lai phiêu du trong thế giới thực, người thường chỉ oai vệ trong việc bẻ khóa những trò chơi đố chữ dở tệ và thốt ra những lời lẽ tẻ ngắt. Họ chia sẻ thức ăn và tiền bạc mỗi khi kiếm được chút ít và vất vưởng tại một quán cà phê mà mình không có khả năng thanh toán. Cảnh bần cùng của họ là do tự gây ra, kết quả của thái độ sống ất ơ phóng túng. Không ai trong số họ từng nhắc đến người nhà.
Nhưng tại sao Rodolfo, người bị Mimì cuốn hút đến thế lại tránh gắn bó lâu dài với cô? Puccini và các tác giả libretto của mình từng bước cho chúng ta câu trả lời, đó là thông điệp cốt lõi củaLa Bohème, một bài học nghiệt ngã trên đường đời mà tất cả những ai theo lối sống phóng túng đều học được khi kết thúc. Là nghệ sĩ không xu dính túi và vô tư lự cũng tốt thôi khi bạn còn trẻ trung và khỏe mạnh nhưng bệnh nan y là vấn đề của người trưởng thành. Dù không thể thừa nhận điều này với Mimì, hay ngay cả với chính mình, Rodolfo sớm nhận ra rằng Mimì không chỉ yếu đuối và dễ lên cơn ho mà còn đang mắc bệnh nặng. Anh có thể làm gì cho cô? Làm thế nào anh giúp được cô? Anh yêu cô nhưng không thể cứu chữacô. Cái chết của Mimì là một cuộc gọi đánh thức nghiệt ngã. Rodolfo và bạn bè cuối cùng cũng hiểu rằng họ phải lưu tâm và vật lộn với những trách nhiệm trong đời thực. Những thế hệ thanh niên – từ những người bạn lý tưởng cùng phòng thời đại học, đến những nghệ sĩ đang phấn đấu ở chung căn hộ tại các thành phố lớn, tới những người ở tuổi ngoài 30 đang cố gắng khởi nghiệp kinh doanh và nuôi dạy con cái trong khi cảm thấy tiếc nuối những tháng ngày vô tư lự trước đó – họ đã thấy mình trong các nhân vật của Puccini, điều có thể là một trong những lý do khiếnLa Bohèmevẫn là vở opera phổ biến nhất từtrước tới nay.
Các nhà phê bình coi trọng lịch sử lâu đời của opera trong việc đưa các huyền thoại, truyền thuyết và sự kiện lịch sử lên sân khấu đã chê bai những chủ đề “vụn vặt” của Puccini, những câu chuyện về các cô thợ may và các cô geisha hay tương tự thế. Nhưng ngay từ rất sớm, Puccini đã hướng về trường phái mới xuất hiện (chủ nghĩa “hiện thực” hay “chân thật”), một phong trào bắt nguồn từ văn chương Ý và bao gồm cả các đề tài tự nhiên, thường ngày.La Bohème(1896) vàTosca(1900) của Puccini được coi như những vở opera đầu nguồn của các tác giả thuộc trường phái verismo (hiện thực). Thế nhưng Puccini không cảm thấy bị ràng buộc với phong trào này và ông chưa bao giờ bào chữa cho việc bị hấp dẫn bởi những nhân vật khiêm tốn mà mình có thể “phù phép” cho sống động bằng âm nhạc.
---
*Anthony Tommasini là nhà phê bình nhạc cổ điển củaThe New York Times. Bài báo này được trích từ cuốn sách mới của ông,The Indispensable Composers(Các nhà soạn nhạc không thể thiếu).
1. Bitonality: song điệu tính, cách sử dụng hai điệu thức khác nhau cùng một lúc. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu trong âm nhạc phương Tây vào thế kỉ 20 và được các nhà soạn nhạc Stravinsky, Bartok và Ives phổ biến. https://sites.google.com/site/ravelanddavis/what-is-bitonality