Thông qua việc nghiên cứu DNA của loài chuột chũi không lông, các nhà khoa học đang hy vọng sớm tìm ra phương thức mới trong việc phòng chống bệnh ung thư.
Từ trước đến nay, chuột chũi không lông luôn được biết đến là một trong những loài động vật xấu xí nhất trong thiên nhiên hoang dã. Thế nhưng, đằng sau vẻ ngoài quái dị đó lại là một nguồn sống mà con người lúc nào cũng mơ ước.
Chuột chũi không lông.
Cụ thể, chuột chũi không lông không bao giờ biểu hiện sự lão hóa và chúng có thể sống tới 32 năm, lâu gấp 9 lần so với các loài chuột có cùng kích thước. Đồng thời, loài động vật xấu xí này còn có khả năng loại bỏ những protein bị tổn thương, giữ lại những protein ổn định có chất lượng cao. Qua đó, ngăn chặn được
bệnh ung thư rất hiệu quả.
Theo các nhà khoa học, chuột chũi không lông có một nhóm gen chuyên sản sinh ra 4 protein gồm p16INK4a, p15INK4b, ARF và pALTINK4a/b có chức năng ngăn chặn các tế bào xấu, tiềm tàng bệnh ung thư. Qua đó, ngăn cản hoàn toàn sự phát sinh của các khối u trong cơ thể.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm về DNA của chuột chũi không lông với hy vọng tìm ra loại gen mới giúp con người có khả năng tự chữa trị bệnh ung thư. Qua đó, mở ra một bước tiến cực lớn trong việc phòng chống căn bệnh quái ác này.
Như Ý (theo Daily Mail)