Ngựa, voi hay xe đạp chuyên dụng... là những phương tiện độc đáo được sử dụng trong dịch vụ chuyển phát ở Việt Nam thời thuộc địa.
Ngựa là phương tiện chuyển phát có lịch sử hàng nghìn năm ở Việt Nam. Vào thời thuộc địa, dịch vụ chuyển phát vẫn phụ thuộc nhiều vào loài vật này, đặc biệt là tại các vùng nông thôn. Ảnh: Belle Indochine.
Dịch vụ chuyển phát bằng xe hơi đã phát triển mạnh sau khi người Pháp thiết lập bộ máy cai trị lên toàn cõi Đông Dương. Đến đầu thập niên 1930, đã có 56 tuyến đường bưu chính được thiết lập ở xứ Nam Kỳ, bưu phẩm có thể chuyển từ Sài Gòn đến hầu hết các thành phố trong khu vực chỉ trong một ngày. Ảnh: Belle Indochine.
Trong hoạt động chuyển phát giữa hai đầu Nam - Bắc của Việt Nam thời thuộc địa, đường sắt giữ vai trò chủ đạo, với các tuyến đường kéo dài từ Lạng Sơn cho đến Mỹ Tho. Ảnh: Belle Indochine.
Việc chuyển phát quốc tế từ Việt Nam được thực hiện chủ yếu qua đường biển. Một bưu phẩm từ Việt Nam gửi về Pháp phải mất nhiều tháng trời để đến nơi. Ảnh: Belle Indochine.
Chuyển phát bằng đường hàng không là một lựa chọn cao cấp hơn. Các chuyến bay giữa Pháp và Đông Dương được hãng Air Orient thực hiện hàng tuần. Mỗi hành trình sẽ mất khoảng 11 ngày, qua nhiều sân bay trung chuyển khác nhau. Ảnh: Belle Indochine.
Ở bên trong các đô thị, việc chuyển phát bưu phẩm được thực hiện bằng xe đạp chuyên dụng, như trong bức ảnh này. Ảnh: Belle Indochine.
Voi là phương tiện chuyển phát đặc biệt tại một số khu vực hẻo lánh ở Tây Nguyên. Nhân viên chuyển phát là các nài voi người dân tộc thiểu số. Ảnh: Belle Indochine.
Tại các vùng sâu vùng xa hệ thống đường bộ chưa phát triển, các đoàn vận chuyển thư tín như thế này không phải hình ảnh hiếm gặp. Ảnh: Belle Indochine.
Theo Kiến Thức