Những đứa trẻ thuộc một bộ tộc thiểu số ở Ấn Độ bắt đầu tiếp xúc với rắn từ khi chúng mới 2 tuổi. Sau 10 năm, chúng sẽ trở thành những chuyên gia về rắn.
|
Rekha Bae, bé gái 6 tuổi trong ảnh, là một thành viên của bộ tộc Vadi ở bang Gujarat thuộc miền tây Ấn Độ. Em bắt đầu tiếp xúc với rắn hổ mang từ khi mới hai tuổi.
|
|
Mọi đứa trẻ trong bộ tộc phải học trong 10 năm để trở thành người thôi miên rắn. Nam giới học cách biểu diễn với rắn cùng cây sáo, còn phụ nữ rèn luyện kỹ năng chăm sóc và nuôi dưỡng chúng.
|
|
Babanath Mithunath Madari, người huấn luyện khóa thôi miên rắn, nói rằng phần lớn trẻ của bộ tộc có thể biết mọi kiến thức về rắn ở độ tuổi 12.
|
|
Những con rắn tham gia quá trình đào tạo ăn một loại thảo dược để nọc độc của chúng không thể phát huy tác dụng. Tuy nhiên, người Vadi không cắt răng của chúng vì họ coi đó là hành động tàn nhẫn đối với rắn.
|
|
Bộ tộc Vadi không bao giờ sống ở một nơi quá 6 tháng. Họ rất gắn bó với rắn, đặc biệt là rắn hổ mang.
|
|
Theo luật pháp Ấn Độ, bắt và huấn luyện rắn là hành vi bất hợp pháp. Vì thế bộ tộc Vadi phải chịu áp lực lớn do cảnh sát thường xuyên kiểm tra những khu vực mà họ sống.
|
|
Nhiều người dân kể rằng, những người thuộc bộ tộc khác thường xua đuổi mỗi khi họ vào các làng để mua nhu yếu phẩm. |
|
Để ngăn chặn nguy cơ rắn hổ mang tấn công, người Vadi không bao giờ giữ chúng quá 7 tháng.
|
Theo Zing