Vào mùa thu, dù ánh sáng Mặt trời chiếu vào thác cùng một góc như vào tháng Hai, nhưng do không có nước nên không thể có hiện tượng "thác lửa" xảy ra.
Tiếp đến, là bầu trời phía Tây phải thoáng đãng vào lúc hoàng hôn, không bị mây che phủ, mưa, hay tuyết rơi bởi có thể làm cản trở ánh sáng. Và cuối cùng, tia sáng Mặt trời chiếu đến thác phải đạt được một góc nghiêng thích hợp.
2. Băng xanh tại hồ Baikal, Nga
Nằm tại vùng Siberi thuộc Nga, Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, lưu trữ tới 20% lượng nước ngọt không bị đóng băng trên bề mặt hành tinh.
Hồ Baikal đã có mặt trên Trái đất từ 25 triệu năm trước và được xem là hồ nước cổ xưa nhất. Nơi đây là môi trường sinh sống của hơn 2.000 loài động thực vật, trong đó có 1.600 loài đặc hữu không thể tìm thấy ở nơi nào khác.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của hồ Baikal là lượng nước trong hồ rất sạch, thậm chí có thể dùng uống trực tiếp. Chính nhờ sự trong sạch gần như tuyệt đối này nên nước hồ đóng băng trong mùa đông có màu ngọc lam tuyệt đẹp.
Bên cạnh đó, các khối băng tại đây cũng có rất nhiều hình thù kì dị, tạo nên một khung cảnh vô cùng kỳ vĩ mỗi khi mùa đông tới.
Các chuyên gia lý giải rằng do nhiệt độ cực lạnh ở đây, có thể xuống đến -38 độ C, kết hợp cùng sức gió mạnh mẽ đã làm đóng băng khi đang di chuyển. Chiều cao của các khối băng có thể lên tới 15m.
Cùng với đó, lượng nước vốn đã rất tinh khiết tại hồ Baikal khi đóng băng sẽ có ít tạp chất lẫn vào, đồng nghĩa với việc anh sáng Mặt trời có thể xuyên sâu vào băng hơn.
Lúc này băng đóng vai trò như màng lọc, sẽ hấp thụ ánh sáng vàng và đỏ, phản xạ lại ánh sáng xanh dương để tạo thành màu ngọc lam huyền ảo mà chúng ta nhìn thấy.
3. Rừng đá tại Madagascar
Phía Tây Madagascar có một khu “rừng đá” khổng lồ mang tên Grand Tsingy, với hình hài giống y như những khu rừng bị phù phép trong truyện cổ tích. Khu rừng là nơi tập hợp của hàng trăm tảng đá hình dạng thẳng đứng và có rìa sắc như dao cạo.
Rừng đá Grand Tsingy trải rộng trên diện tích khoảng 596km vuông. Các chuyên gia cho rằng, những khối đá tại đây là đá vôi, bị bảo mòn bởi các cơn mưa nhiệt đới mang axit.
Các tảng đá mỏng dần, kết hợp với gió đã tạo ra các cạnh sắc. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có lời giải chính thức về điều gì đã làm nên "khu rừng" độc đáo này.
Với địa hình toàn đá sắc nhọn, hẳn ít ai nghĩ sự sống có thể phát triển phong phú tại nơi đây. Tuy nhiên, Grand Tsingy có một số lượng phong phú các loài động vật như cầy mangut, dơi, 45 loài bò sát và hơn 100 loài chim.
Ngoài ra, khu rừng đặc biệt này còn là nơi cư ngụ của 11 loài vượn cáo - sinh vật đặc hữu chỉ có tại Madagascar. Chúng là những bậc thầy trong việc di chuyển trên các mép đá mà vốn đủ độ sắc nhọn để có thể cắt đứt thịt một cách dễ dàng.
4. Những ngọn đồi chocolate tại Bohol, Philippines
Dù có cái tên mỹ miều - những ngọn đồi chocolate - nhưng tất nhiên đây những ngọn đồi này không làm từ chocolate thực đâu. Thực chất đây là một tập hợp các ngọn đồi có hình dáng và màu sắc đặc biệt tại đảo Bohol thuộc Philippines.
Khu vực này gồm ít nhất 1.260 ngọn đồi có hình nón hoàn hảo và đồng đều về kích thước, trải rộng trên diện tích hơn 50km vuông.
Những ngọn đồi được bao phủ bởi lớp cỏ xanh và sẽ chuyển thành màu nâu khi đến mùa khô, khiến nhiều người liên tưởng đến các thỏi chocolate.
Đây là một trong những địa điểm thu hút du lịch nổi tiếng của Philippines và của tỉnh đảo Bohol. Thậm chí, người dân nơi đây đã đưa hình ảnh ngọn đồi vào trong lá cờ và con dấu của tỉnh.
Ngoài ra, quần thể đồi còn nằm trong danh sách các điểm đến du lịch của Tổng cục Du lịch Philippines, được công bố là Tượng đài địa chất đứng thứ ba của quốc gia. "Đồi chocolate" còn được đề cử vào danh sách các Di sản thế giới của UNESCO.
5. "Hồ sữa dâu" tại Senegal
“Hồ sữa dâu” có tên gọi chính thức là hồ Retba, nằm ở phía Bắc của bán đảo Cap-Vert thuộc Senegal. Đây là một hồ nước mặn, với nồng độ muối tại một số điểm có thể lên tới 40%.
Hồ nước trước đây thực chất là một phần của Đại Tây Dương nhưng nay đã bị tách ra bởi một dãi cồn cát hẹp.
Điều khiến hồ trở nên đặc biệt là màu nước "không đụng hàng" trên thế giới - màu hồng. Màu hồng của nước trong hồ được tạo ra do sự hiện diện của loài tảo Dunaliella salinavốn thích sống ở những nơi có nồng độ muối cao. Loài tảo này có sắc tố màu đỏ, nhằm hỗ trợ cho việc hấp thu ánh sáng dùng trong quang hợp.
Trong mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 6, ta có thể nhìn thấy rõ màu hồng của nước hồ do nồng độ tảo lúc đó đậm đặc. Nhưng ngược lại, từ tháng 7 - tháng 10, ta khó có thể thấy màu hồng của hồ do nồng độ tảo đã dần loãng đi.
Với nồng độ muối cao, bạn có thể dễ dàng nằm nổi trên mặt nước như ở Biển Chết mà không phải e ngại điều gì. Đồng thời, lượng muối lớn trong hồ hiện nay còn đang được khai thác để xuất khẩu trên khắp Tây Phi.