Voi ma mút tồn tại ở thời kỳ Pleistocene, khoảng 4,8 triệu năm đến 4.500 năm trước. Nguyên nhân tuyệt chủng của loài này vốn gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng do không thể thích nghi với những biến đổi khí hậu.
Voi ma mút tồn tại ở thời kỳ Pleistocene, khoảng 4,8 triệu năm đến 4.500 năm trước. Nguyên nhân tuyệt chủng của loài này vốn gây tranh cãi. Trung tâm nghiên cứu ADN cổ đại thuộc Đại học Adelaide (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu giải đáp câu hỏi này.
“Việc Trái đất nóng lên đột ngột tác động sâu sắc tới khí hậu, gây ra những thay đổi đáng kể về lượng mưa cũng như thảm thực vật. Điều đó khiến các loại động vật lớn không thể thích nghi và dần tuyệt chủng”, ông Alan Cooper - Giám đốc trung tâm nghiên cứu ADN cổ đại cho biết.
Các nhà khoa học Australia đã phân tích ADN của các sinh vật tuyệt chủng trên quy mô lớn đồng thời sử dụng các phương pháp carbon phóng xạ, phân tích trầm tích cổ… để nghiên cứu băng tích ở đảo Greenland. Kết quả cho thấy trong quãng thời gian trước khi voi ma mút biến mất, nhiệt độ thế giới đã tăng lên khoảng 7-29 độ F, gây ra điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt cho các loại động vất lớn.
“Con người cũng có tác động tới vai trò trong sự tuyệt chủng của các loài động vật cỡ lớn như voi ma mút. Thế nhưng, sự thay đổi khí hậu mới là nguyên nhân chính dẫn tới việc chúng bị xóa sổ”, ông Chris Turney, đồng tác giả của công trình nghiên cứu này kết luận.
Minh Hoàng