Ngôi làng chuyên “ăn đất” ở lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã trở thành cái tên quen thuộc trong giới nghiên cứu địa chất, văn hóa. Tuy nhiên, đến nay những khám phá về tục ăn đất, cùng với tác động của món ăn này đến cơ thể con người vẫn chưa có lời giải cuối cùng.

chuyen-ve-ngoi-lang-chuyen-an-dat-doc-nhat-vo-nhi-o-viet-nam

Bánh đất là món không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Lập Thạch, Vĩnh Phúc.

“Bánh đất” là món không thể thiếu trong bữa ăn

Món bánh đất dù không còn phổ biến như trước, nhưng nó vẫn là món không thể thiếu trong bữa ăn của một số gia đình tại đây.

Tục ăn đất ở đây có từ rất lâu, không ai nhớ rõ. Chỉ biết rằng, từ khi sinh ra thì những người lớn tuổi nhất trong làng đã thấy cha, ông của mình thường ngày vẫn hay cầm miếng đất ngói ăn ngấu nghiến.

Anh Nguyễn Công Hoài (28 tuổi, ở Thống nhất, Thị trấn Lập Thạch) không tỏ ra mặn mà lắm với món ăn, song cũng biết về lịch sử của “đặc sản” quê hương. Cách đây khoảng chục năm thì cả thị trấn Lập Thạch được biết đến là chợ đồ ăn đất lớn nhất của khu vực các tỉnh phía Bắc.

chuyen-ve-ngoi-lang-chuyen-an-dat-doc-nhat-vo-nhi-o-viet-nam-1

Đất sau khi khai thác phải chế biến rất tỉ mỉ mới có thể ăn được (Ảnh Zing)

Muốn khai thác được loại đất này phải đào rất sâu. Đến khi gặp những vỉa đất màu trắng, tinh khiết, như những cục phấn, như ruột củ sắn, có vân thì đó là đất ăn được. Đất được đưa lên sẽ phải đem đi rửa, phơi khô và lọc hết cặn bẩn bám xung quanh. Miếng đất to sẽ được cắt thành thỏi vừa nhỏ như cái kẹo và có thể ăn sống luôn.

Tuy nhiên, để đất ngói thơm ngon hơn, thì phải hái thêm lá cây sim tươi đốt cháy rồi đưa đất lên hơ trước ngọn lửa, khói của lá sim quện vào đất mới có vị thơm ngon đặc trưng.

Với gia đình bà Khổng Thị Biện – người đã có trên 60 năm ăn món ăn này cho biết: “Từ xa xưa, ông cha đã ăn món ăn này. Chính vì vậy, như đã trở thành một lệ quen, cứ mỗi khi gia đình có giỗ, lễ tết thì món “bánh đất” luôn là thành phần không thể thiếu”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Nghĩa – Chủ tịch UBND thị trấn Lập Thạch cho biết: “Đã một thời, Lập Thạch có món bánh đất ăn nổi tiếng vì độ dẻo, lạ, ngậy. Và từng là đầu mối cung cấp đất ăn cho rất nhiều địa phương khác trong, ngoài Vĩnh Phúc”.

Ăn rỗng “ruột” đồi

Theo ông Nghĩa, trước đây Lập Thạch vốn là vùng đất núi, nhiều đồi. Tuy nhiên, cách đây mấy năm, đến bất cứ đồi đất của gia đình nào cũng thấy nhiều hang sâu. Bởi vì, đó là những nơi người dân moi đất để ăn.

Đất ăn tại đây không phải là thứ đất thông thường ngoài vườn, ngoài ruộng. Để lấy được loại đất ăn này, người dân nơi đây phải đào sâu xuống lòng đất gần chục mét.

chuyen-ve-ngoi-lang-chuyen-an-dat-doc-nhat-vo-nhi-o-viet-nam-2

Nếu muốn món bánh đất ngon và thơm hơn thì nên nướng bằng lá sim (Ảnh Zing)

Thậm chí, còn tạo thành những đường hầm trong lòng đất, giống như đào vàng. “Nhiều khu đồi tại đây rỗng ruột cũng là vì thế, một thời, người dân còn ăn nhẵn cả mấy quả đồi”, vị chủ tịch nói vui.

Trước hiện tượng này, nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong lĩnh vực địa chất, văn hóa đã tổ chức khảo sát, hội thảo và lí giải rằng: “Món đất này chứa nhiều canxi, nên những người thiếu canxi, thiếu sắt tìm ăn để bổ sung vi chất cho cơ thể (thường là các bà bầu, người già). Do ăn nhiều, quen miệng nên dễ bị nghiện, cộng với điều kiện xưa còn thiếu thốn nên nhiều người vẫn giữ thói quen này tới lúc già”.