Chiếc bình gốm hình quả trứng với các đường vân trang trí được ghi nhận là dụng cụ chuyên dùng để đựng dầu ô-liu cổ nhất từng được tìm thấy ở Ý – nghiên cứu mới công bố trên Analytical Methods vào hôm 07/05 đã chỉ ra điều đó.

Phát hiện này đến sau khi các nhà khoa học tiến hành phân tích những chất lắng đọng, hay còn gọi là “nước vàng”, bên trong chiếc bình và hai cái chậu cổ được tìm thấy ở Castelluccio – một di tích khảo cổ tại Sicilly.

Chiếc bình đựng dầu ô-liu 4000 năm tuổi sau khi được phục dụng thành công. Ảnh: Bảo tàng Paolo Orsi Museum

Chiếc bình đựng dầu ô-liu 4000 năm tuổi sau khi được phục dụng thành công. Ảnh: Bảo tàng Paolo Orsi Museum

Chiếc bình mang những đặc điểm của chén đĩa Sicilly có niên đại vào khoảng cuối Thiên niên kỉ thứ 3, đầu Thiên niên kỉ 2 TCN, hay còn gọi là thời kì Đồ Đồng – Davide Tanasi, giáo sư trợ lý tại Khoa lịch sử, Đại học Nam Florida, cho biết. “Vì muốn biết chiếc bình được sử dụng ra sao cho nên chúng tôi đã phân tích thành phần hóa học của các chất hữu cơ lắng lại bên trong”, ông nói.

Ngoài ra nghiên cứu trên cũng chỉ ra: thời xa xưa, người Ý đã biết điều chế và sử dụng dầu oliu, từ tận cuối Thiên niên kỉ 3 TCN – sớm hơn khoảng 700 năm so với các chuyên gia vẫn nghĩ nghĩ.

Trước đó, chiếc bình vốn đã được biết tới khi nhà cổ Giuseppe Voza tìm thấy nó lúc đang giám sát công việc tại khu khai quật Castelluccio – có từ Thời đại Đồ Đồng, khoảng những năm 90 SCN. Trong khi đào đất, nhóm khai quật phát hiện thấy 12 túp lều bên trên một khu đất gồ ghề, và một trong số đó là nơi cất giữ chiếc bình. Tuy nhiên, do chiếc bình đã vỡ, nên các chuyên gia bảo tồn tới từ Viện Bảo tàng Khảo cổ học địa phương Paolo Orsi ở Syracuse (Ý) đã phải phục dựng bằng cách ghép 400 mảnh gốm vỡ, cho lại chiếc bình chuyên dùng để đựng dầu oliu – mang hình quả trứng với các đường vân trang trí và 3 tay cầm đứng mỗi bên, cao khoảng 3,5 feet (tức 1 mét)

Một điều may mắn nữa là các nhà khảo cổ sau đó đã tìm thấy thêm hai chiếc chậu đã vỡ và có vách ngăn bên trong – có thể từng được dùng để đựng nhiều thứ, bên cạnh một chiếc đĩa màu đỏ lớn làm từ đất nung. Sau khi phân tích thành phần chất hóa học trên cả 3 món đồ, các nhà khoa học đã phát hiện thấy các chất hữu cơ lắng lại, bao gồm axit oleic và linoleic – đặc trưng của dầu oliu. “Kết quả phân tích 3 mẫu gốm ở Castelluccio đã cung cấp những bằng chứng hóa học đầu tiên cho thấy dầu ô-liu đã được sử dụng từ rất sớm ở Ý, và các phương pháp điều chế dầu có thể đã xuất hiện trước đó ít nhất là 700 năm”, Tanasi tiết lộ.

Bên cạnh phát hiện trên, các bình chứa cổ với thành phần hóa học đặc trưng của dầu ô-liu cũng từng được tìm thấy tại hai thành phố là Cosenza và Lecce ở miền nam nước Ý – được cho là có niên tại từ Thời Đồ Đồng, giữa thế kỉ 12 và 11 TCN.

Tuy nhiên, những khám phá về bình chứa dầu ô-liu cổ nhất nước Ý cũng chưa phải là cổ nhất trong lịch sử. Một phân tích trên chiếc hũ đất sét tìm thấy ở Israel – có niên đại từ 8000 năm trước – cũng tìm thấy thành phần đặc trưng của dầu ô-liu, và bổ sung thêm vào các thuyết, rằng cây ô-liu đã được sử dụng từ 6000 – 8000 năm trước. Trong khi một hũ rượu vang cổ nhất nước Ý – có niên đại khoảng 6000 năm – cũng từng được phát hiện tại khu khai quật Sicilly.