Quá nhiều nghiên cứu trái chiều về tác động của càphê đối với con người.
Ảnh: Scottlaidler29
“Khi và chỉ khi caffeine có mặt trong sự hình thành của DNA, nó có thể gây ra sự đứt đoạn trong nhiễm sắc thể, cấu trúc sợi mang thông tin di truyền. Đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai không nên uống càphê” - ông Trace Dominguez - kênh Discovery News - cho biết. “Khi DNA bị phá vỡ bởi các quá trình khác, caffeine có xu hướng ảnh hưởng đến những mảnh vỡ, khiến chúng bị hỏng”.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu công bố vào tháng 3/2016, việc uống càphê khiến sự phá vỡ DNA giảm tới 1/3 và tiếp tục giảm nhiều hơn sau đó. “Vì vậy, càphê hoặc caffeine thực sự có thể phá vỡ DNA hoặc giữ cho nó không bị phá vỡ, tùy thuộc vào thời điểm càphê va chạm với DNA của bạn” - Dominguez nói.
Chuyện DNA bị phá vỡ nghe có vẻ nghiêm trọng, nhưng thực tế lại xảy ra khá phổ biến và không phải lúc nào cũng là điều xấu. Rất nhiều nhân tố có thể phá vỡ DNA như tia tử ngoại, hóa chất, việc chiếu xạ… Uống càphê cũng có thể là một nhân tố trong số đó.
Theo Tạp chí European Journal of Nutrition, những người uống càphê rang ít bị phá vỡ sợi DNA tự phát hơn so với người uống các loại càphê khác.
“Trong khi càphê được cho là có thể ảnh hưởng đến DNA, nó cũng có tác dụng bảo vệ con người chống lại bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer, tiểu đường loại 2, Parkinson, một số loại ung thư và rối loạn giấc ngủ” - Dominguez nói và cho biết hiện chưa có kết luận cuối cùng rằng uống càphê là tốt hay xấu do quá nhiều các nghiên cứu trái chiều về nó.