Lễ cúng bản, một trong những sắc thái văn hóa cổ truyền trong đời sống tâm linh của đồng bào Cống được tổ chức thường niên vào tháng 4.
Người Cống trên cả nước hiện nay có khoảng hơn 2.000 người, trong đó chủ yếu sinh sống tập trung dọc sông Đà, thuộc địa bàn xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Lễ vật cúng bản gồm có 2 quả trứng vịt, 2 cuộn vòng bạc và hai bát gạo để cúng hai vị thần linh thiêng nhất trong đời sống tâm linh của người Cống là Thần rừng và Thần mó nước.
Ngoài ra, lễ vật trên mâm cúng còn có một ít tro bếp nhà thầy mo, một ít thuốc lào và một ít cơm cháy tượng trưng cho những vật chất rất thân thuộc trong đời sống của người Cống.
Mâm lễ cúng bản của người Cống.Đây là nghi lễ tín ngưỡng cộng đồng, nhằm cầu cho bản làng yên bình, đất trời mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống đủ đầy, ấm no.
Trên mâm lễ cúng bản của người Cống còn có hai lá ổi. Hai lá ổi này tượng trưng cho sự hiện diện của hai vị thần rừng và thần mó nước.
Vợ thầy mo Lò Văn Chờ sửa soạn trang phục truyền thống của người Cống trước giờ cúng bản.
Trước khi cúng ở đầu bản, lễ cúng được thực hiện tại nhà để mời tổ tiên người Cống về vui ngày cấm bản.
Đoàn thanh niên sửa soạn Lễ vật lên rừng làm lễ cúng bản.
Thầy mo Lò Văn Chờ đã hơn 20 năm nay làm thầy cúng bản Nậm Pục. Ông cho biết: “Những bài cúng trong ngày cấm bản là do tổ tiên truyền lại. Trong bản Nậm Pục có nhiều người biết, thuộc nhưng để làm được thầy cúng thì gia đình phải có uy tín trong bản”.
Con gà trắng trong lễ cấm bản tượng trưng cho ma quái trên rừng. Thầy cúng sẽ giết con gà như để diệt trừ ma quái, bảo vệ bản làng.
Trai bản Nậm Pục làm bậc thang lên sàn cúng. Người Cống quan niệm, sàn cúng cũng giống như nhà sàn, phải có bậc thang thì các vị tổ tiên, thần linh mới lên sàn về chứng giám lòng thành của dân bản.
Thầy mo Lò Văn Chờ làm lễ tế sống gà, lợn mời thần mó nước và thần rừng về chứng giám.
Trong quá trình làm lễ, luôn có 1 đến 2 thanh niên phụ giúp hoàn thiện các công đoạn trong lễ cúng.
Những chiếc lông gà sau khi cúng sẽ được cắm ở đầu và cuối bản Nâm Pục xã Nậm Khao để trừ yêu ma.
Lễ chính là gà trắng để xua đuổi yêu ma.
Gà trắng được giết, tượng trưng cho việc yêu ma đã được diệt trừ.
Những chiếc lông gà được cắm xuống đất để trừ tà.
Sau khi lễ, quả trứng được bóc ra để làm phép, gửi lời cầu mong của dân bản tới thần rừng và thần mó nước.
Thầy mo Lò Văn Chờ làm lý để mời thần linh thụ hưởng lễ vật
Thầy mo Lò Văn Chờ dùng vòng bạc để làm quẻ bói âm dương.
Sau khi cúng xong, nhưng tấm liếp được đan để cắm ở đầu bản và cuối bản như một lá chắn, cản trở sự xâm nhập của ma rừng vào bản.
Niềm tin của người dân trong bản Nậm Pục là từ giờ phút này, bản Nâm Pục nội bất xuất ngoại bất nhập, bà con dân bản sẽ có được cuộc sống yên bình.
Sau lễ cúng, người dân cùng nhau liên hoan. Đây là một hoạt động thắt chặt tình đoàn kết của bà con trong bản và chờ thời gian cấm bản hết hiệu lực để tiếp tục lao động, sản xuất.
Theo VOV