Các nhà khoa học khám phá ra hai “gen giấc mơ” điều chỉnh giấc mơ của chúng ta vào ban đêm. Phát hiện này làm sáng tỏ bí ẩn của giấc ngủ REM (Chuyển động mắt nhanh) – một giai đoạn trong giấc ngủ mà giấc mộng xảy ra nhiều nhất.
Cả con người và động vật đều mơ, nhưng các nhà khoa học vẫn đang cố gắng hiểu chức năng của giấc mơ là gì, nếu có.
Một trường phái tư tưởng nói rằng giấc mơ đơn giản là sản phẩm phụ của hoạt động trí não trong khi ngủ.
Một giả thuyết khác cho thấy chúng có thể có chức năng cần thiết, chẳng hạn như giúp não lưu trữ những kỷ niệm quan trọng hoặc luyện tập các kịch bản đầy thử thách.
Trong giấc ngủ REM, xảy ra vào khoảng thời gian trong đêm, bộ não hoạt động như khi thức giấc.
Hiện nay, một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã định vị được hai gen xuất hiện khi con người chuyển sang trạng thái giấc ngủ REM. Các gen này mã hóa cho hai protein “receptor”, Chrm1 và Chrm3, tạo ra phản ứng sinh học khi tiếp xúc với chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Chất dẫn truyền thần kinh (Neurotransmitter) là các hóa chất cho phép các tín hiệu thần kinh truyền đi giữa các nơron.
Ở chuột, giấc ngủ REM đã giảm xuống mức gần như không phát hiện được khi cả hai gen này bị ngừng hoạt động. Khi cả hai gen "bị loại bỏ", những con chuột gần như hoàn toàn ngừng trải nghiệm giấc ngủ REM, nhưng lại dường như không bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm này.
Tiến sĩ Hiroki Ueda, thuộc trường Đại học Tokyo, cho biết: “Phát hiện Chrm1 và Chrm3 đóng vai trò quan trọng trong giấc ngủ REM mở ra cách nghiên cứu cơ chế phân tử và tế bào cơ bản của nó và cuối cùng sẽ cho phép chúng ta xác định trạng thái của giấc ngủ REM, cái mà được xem là nghịch lý và bí ẩn”.
Chia sẻ trên tạp chí Cell Reports, các nhà khoa học cho biết nghiên cứu này sẽ giúp làm rõ liệu giấc ngủ REM và giấc mơ có vai trò trong việc học tập và ghi nhớ hay không.
Theo Dantri