Baxter là kẻ cực kỳ đáng tin cậy và rất chăm chỉ, gã có sức thu hút mạnh mẽ, làm việc không biết mệt mỏi. Trong vòng một năm gã đồng nghiệp mới này đã trở thành một cộng sự xuất sắc nhất của Chris Budnick. Budnick là xếp của doanh nghiệp gia đình Vanguard Plastics, chuyên sản xuất đồ nhựa ở Connecticut, nằm giữa đoạn đường từ New York tới Boston. Budnick đã chi khoảng 25.000 USD để mua Baxter - một robot tựa con người có cánh tay và có thể học làm một số thao tác để hỗ trợ cho 42 lao động làm việc tại hãng Vanguard.
Công việc của Baxter là sắp xếp cốc y tế trong một dây chuyền sản xuất. Mắt gã chăm chăm nhìn vào màn hình LCD, bằng cánh tay mẫu đó gã nhặt mỗi lần mười cái cốc nhựa, xoay một vòng trên không rồi đặt trúng vào một cái giỏ. Sau đó Baxter nhặt lại những sản phẩm đã được sắp xếp để chuyển sang một cái máy, tại đây cốc nhựa được hàn trong những cái túi. Mỗi tháng người máy có thể đóng gói trên 500.000 cốc y tế để xuất xưởng. Baxter làm việc nhanh hơn con người và không phạm lỗi. Ông chủ Budnick kể: “Chúng tôi rất hài lòng với công việc của Robot và đã đặt mua thêm bốn con robot cùng loại để đưa vào sản xuất. Ở nhà máy này Baxter trở thành vật không thể thiếu”.
Con robot này là sản phẩm của Rethink Robotics, một doanh nghiệp được thành lập năm 2008 với mục đích làm một cuộc cách mạng đối với thế giới lao động. Với Baxter và kế tiếp là Sawyer, người Mỹ đã tạo ra hai sản phẩm phát triển ở tầm cao, phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp công nghiệp cỡ vừa và nhỏ bảo đảm tương lai lâu dài cho loại hình doanh nghiệp này. Rethink Robotics là một doanh nghiệp có trụ sở ở Boston thuộc bang Massachusetts - cũng giống nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Robotik và trí tuệ nhân tạo có ý nghĩa to lớn trong tương lai đều tập trung ở Boston.
Hãy cẩn thận trước Roboter: Massachusetts Institute of Technology (MIT) không chỉ tạo ra chó - robot, mà còn tạo ra vô vàn các nhà khởi nghiệp.
Jim Lawton, phụ trách sản xuất đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của Rethink Robotics thậm chí còn nhận xét Boston là thủ đô thế giới của Robotik. Không có thành phố nào có điều kiện nghiên cứu và sản xuất thuận lợi dành cho các doanh nghiệp và các startup như ở Boston. Tại đây có hạ tầng cơ sở rất tốt, có nhiều nguồn vốn dành cho đầu tư mạo hiểm, có tiền để bơm cho doanh nghiệp cũng như startup, và điều đặc biệt là tại đây có lực lượng lao động trẻ được đào tạo hoàn hảo và say mê kỹ thuật. “Được đào tạo xuất sắc tại các trường đại học hàng đầu như Massachusetts Institute of Technology (MIT) và Harvard nên tại đây có rất nhiều tài năng trẻ”, Lawton nói.
Bên cạnh các tiệm cà phê các trung tâm thể hình sang trọng và các Galerie nghệ thuật là trụ sở của một loạt startups và các tập đoàn khổng lồ đua nhau mọc lên ở Boston. Hiện đã có khoảng 200 cơ sở trong đó phải kể đến những ông lớn trong ngành công nghiệp như General Electrics. Các doanh nghiệp như American Robotics, Hurdler Motors và Rethink Robotics đều có mặt tại đây.
Rethink Robotics hiện có 140 nhân viên, trong đó khoảng hai phần ba là kỹ sư và chuyên gia phát triển phần mềm. Tuổi bình quân của lực lượng lao động tại đây là 27. Trên bàn làm việc của họ là các cốc bằng bìa cứng chứa cà phê sinh thái. Đương nhiên trong phòng làm việc có một loạt Baxters và Sawyers. “Điều đặc biệt ở các con robot này là chúng có khả năng tiếp thu”, ông Lawton kể. Và mọi người làm việc tại đây đều có thể dạy Baxter học tại bất cứ vị trí nào: “họ bày cho robot biết việc nó phải làm, đúng nghĩa cầm tay chỉ việc. Baxter tiếp thu kiến thức và sau đó nhắc lại các thao tác”. Ngay cả khi các điều kiện khung thay đổi chúng vẫn thích nghi được.
Trước đây robot công nghiệp thường bị nhốt trong cũi để tách biệt với các lao động khác, với robot như Baxter, khi con người lại quá gần nó có khả năng tự điều chỉnh thao tác của mình hoặc tạm ngưng làm việc nên người lao động không phải lo sợ khi làm việc cùng người máy công nghiệp. Do robot này nhanh, đáng tin cậy và giá thành không cao cho nên người ta sẽ sản xuất và sử dụng chúng ở Mỹ.
Một khu phức hợp bằng kính có thể đi bộ tới Trường đại học hàng đầu MIT, đây là nơi chế tạo cánh tay giả cho những người từng bị đột quỵ hoặc mất khả năng vận động do bị bệnh thần kinh. Điều đặc biệt ở đây là cánh tay giả Myomo thông qua các cảm biến có thể ghi nhận các tín hiệu thần kinh nhỏ nhất của bộ não và từ đó thực hiện các vận động theo ý muốn của bệnh nhân. Cánh tay đó có thể làm những thao tác tưởng chừng như cánh tay đó không mất khả năng vận động. Chính vì thế tên của hãng là: Myomo nghĩa là “My-own-motion” (tạm dịch “sự vận động của tôi”).
Với những người làm ra Myomo thì việc chọn vị trí Boston không phải là ngẫu nhiên bởi điều mà doanh nghiệp này đặc biệt quan tâm chính là những người có tài năng từng được đào tạo bởi MIT hay Harvard.
Sam Kesner là một tài năng như vậy. Người phụ trách bộ phận nghiên cứu của Myomo từng tốt nghiệp kỹ sư ở cả hai trường đại học nổi tiếng và làm tiến sỹ về đề tài “Medical Robotics”. Anh là chủ nhân của sáu bằng sáng chế và góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy công tác nghiên cứu tại Harvard Medical School về cấy ghép vi mô trong y học (medizinische mikroimplantate). Trong việc phát triển mạnh mẽ cánh tay giả Kesner đã phát huy được các mối quan hệ của mình: cánh tay giả đã hình thành nhờ sự hợp tác giữa hãng Myomo, Harvard Medical School và MIT.
Bộ môn khoa học máy tính và phòng nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (Computer Science and Artificial Intelligence Laborator) là trái tim trong nghiên cứu của MIT - phòng nghiên cứu liên ngành lớn nhất của MIT. Tại đây có trên 50 nhóm nghiên cứu về những dự án rất khác nhau. Mục tiêu đề ra là cũng như thường đề cập ở Silicon Valley, tìm ra các giải pháp cho gần như mọi vấn đề, nói khác đi là tìm cách cứu nguy cho thế giới này. Theo các trường đại học hàng đầu này thì đây là nơi tìm ra các giải pháp “đối với những thách thức quan trọng nhất tầm cỡ quốc gia cũng như toàn cầu”. Cho dù mục tiêu này nghe có vẻ kiêu ngạo, tuy nhiên ở đây có những điều kiện tốt nhất: Điều kiện nghiên cứu lý tưởng ở đây thu hút người tài trên toàn thế giới.
“MIT đi đúng hướng với cách tiếp cận đa ngành của mình”, Lawton vốn theo học MIT và làm việc tại Rethink Robotics - anh không tiếc lời ca ngợi ngôi trường cũ của mình. Các phân ngành: Robotik, trí tuệ nhân tạo, Augmented Reality ngày càng đan xen hoà quyện với nhau: “Boston sống được vì không suy nghĩ nông cạn mà suy nghĩ một cách tổng thể. “Sắp qua rồi cái thời các con robot chỉ biết làm những động tác đơn điệu. Sản phẩm của chúng tôi sẽ có tính thuyết phục nhờ bộ não chứ không phải nhờ cơ bắp”, Lawton phát biểu. Thay vì làm việc thụ động robot ngày càng biết cùng suy nghĩ. Điều này làm cho các nhân viên của hãng “mở rộng tầm nhìn” chính nhờ Augmented Reality.
Boston thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp công nghệ tinh xảo của Đức, ví dụ hãng Scopis, chuyên sản xuất thiết bị y tế phục vụ các ca phẫu thuật phức tạp đòi hỏi độ chính xác rất cao. Được sự hỗ trợ của nhà nước Scopis đang tìm đối tác hợp tác và nhà đầu tư của Hoa Kỳ. Địa chỉ hướng tới là Boston.
Dịch tóm tắt từ Tuần kinh tế 27. 11. 2017