Tôn Quyền là ông vua duy nhất trong hơn 300 vị quân vương của lịch sử Trung Quốc được gọi là "thiên cổ đại đế". Ông nổi tiếng với biệt tài dụng nhân của mình.
Tôn Quyền (5/7/182 – 21/5/252), tức Ngô Thái Tổ hay Ngô Đại Đế, tên tự là Trọng Mưu. Ông là người Phú Xuân, Ngô Quận (nay là Phú Dương, Chiết Giang). Ông là con trai thứ hai của Tôn Kiên, thủ lĩnh quân phiệt ở Giang Đông, em trai của Tôn Sách.
|
Tôn Quyền qua nét vẽ của Diêm Lập Bản - một họa sĩ thời Đường. |
Tôn Quyền là vị quân chủ đầu tiên của nước Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Bí mật 'vũ khí tất thắng' của Tôn Quyền
chính là vũ khí "tất thắng" của Tôn Quyền. Điều này thể hiện ở việc ông đề bạt Lữ Mông hay Lục Tốn; phái Gia Cát Cẩn sang Thục cầu hòa...
|
Chân dung Tôn Quyền đầy oai phong, lẫm liệt. |
Chuyện kể rằng, danh tướng Lữ Mông vốn dĩ chỉ là một "sĩ quan quèn". Một lần Tôn Quyền duyệt binh, trông thấy Lữ Mông chỉ huy một nhóm lính "bộ pháp chỉnh tề, tinh thần phấn chấn". Tôn Quyền rất hài lòng, bèn phá cách đề bạt Lữ Mông.
Về sau, Lữ Mông trở thành đại tướng anh dũng thiện chiến, vang danh thiên hạ với chiến dịch tập kích "bạch y độ giang" đánh bại Quan Vũ, đoạt lại Kinh Châu về cho Đông Ngô.
Hay, chuyện sử dụng Lục Tốn cũng thể hiện tài dụng nhân của Tôn Quyền.
Danh tướng Lục Tốn của Ngô ban đầu cũng chỉ là một thư sinh, không có công tích gì. Sau khi đại quân Thục - Ngô khai chiến, được Lữ Mông tiến cử, Tôn Quyền lập tức giao đại quyền vào tay Tốn.
Không phụ sự kỳ vọng của Quyền, Lục Tốn đã đánh tan quân Lưu Bị trong trận Di Lăng.
Cũng nhờ sự phá cách trong phương pháp dùng người của Tôn Quyền, mà thời kỳ cai trị của ông được đánh giá là "nhân tài như mây", không rơi vào tình trạng người tài không có đất dụng võ như Thục Hán giai đoạn suy vong.
|
Hóa thân Tôn Quyền trên phim ảnh. |
Đáng tiếc, khi về già, Tôn Quyền bị mất đi sự "hùng tài vĩ lược" của mình. Ông trở nên đa nghi, thất chí, khiến mâu thuẫn nội bộ triều Ngô diễn biến phức tạp.
Sau khi Tôn Quyền mất, Đông Ngô rơi vào thời kỳ đen tối bởi những cuộc thanh trừng triều đình đẫm máu, kết cục khiến nước này không thoát khỏi họa diệt vong.