Sự chuyển đổi số rộng lớn hơn của xã hội đã khởi xướng và nuôi dưỡng vai trò mới của bảo tàng. “Số hóa” loại bỏ các yêu cầu truy cập, cho phép mọi người tham gia và thảo luận theo dạng thức dễ dàng hơn và quan trọng nhất là trao nguồn tài nguyên cho bất kỳ ai để xây dựng và mở rộng tri thức của bảo tàng.
Khách tham quan Bảo tàng quốc gia Thụy Điển.
“Chỉ khi nào các cơ sở văn hóa sử dụng các công nghệ số để thúc đẩy các phương pháp nghiên cứu mới và làm việc với tinh thần hợp tác thì họ mới thực sự bắt đầu nghĩ theo theo kiểu số hóa” (Giáo sư Ellen Euler). Trong vòng bảy năm qua làm công việc số hóa và phát triển số ở Bảo tàng quốc gia, Viện bảo tàng nghệ thuật và thiết kế Thụy Điển, tôi càng thấm thía câu nói này của giáo sư Ellen Euler. Nhưng “nghĩ theo kiểu kỹ thuật số” có ý nghĩa gì với một tổ chức văn hóa và Truy cập Mở có liên quan gì tới nó? Thật ra vài năm qua, chúng tôi đã thấy sự dịch chuyển ở nhiều các viện bảo tàng khi họ bắt đầu điều chỉnh lại lời tuyên bố về sứ mệnh của họ, đó là hướng tới khuyến khích đối thoại và trao quyền cho các khách viếng thăm để định hình các trải nghiệm văn hóa của riêng họ. Một cách lý tưởng, vai trò của bảo tàng trong kịch bản này dịch chuyển từ chỗ chủ yếu là cơ sở thu thập, giảng dạy và bảo tồn sang vai trò uyển chuyển hơn là cung cấp sự truy cập, tạo cơ chế xúc tác cho thảo luận và trao đổi.
Từ bỏ quyền kiểm soát tư liệu bằng OpenGLAM
Phong trào OpenGLAM (trong đó GLAM là viết tắt của Phòng trưng bày, Thư viện, Kho lưu trữ, Viện bảo tàng Galleries, Libraries, Archives, Museums) mà nhiều bảo tàng đang theo đuổi hướng tới việc trao quyền truy cập tới các bộ sưu tập số của họ, ở vài mức độ là sự thể hiện thiện chí nhường lại quyền kiểm soát tư liệu với các câu chuyện được kể về các bộ sưu tập đó. Quan điểm của OpenGLAM là các dữ liệu di sản văn hóa nên được chia sẻ cởi mở. Dữ liệu và nội dung mở có thể được bất kỳ ai vì bất kỳ mục đích gì sử dụng, sửa đổi, và chia sẻ một cách tự do và miễn phí.
Đối với các bảo tàng nghệ thuật, OpenGLAM ngụ ý một vấn đề cốt lõi là số hóa không nên đi kèm với yêu cầu về bản quyền mới đối với các tác phẩm nghệ thuật văn hóa trong phạm vi công cộng.
Nguyên tắc của tính mở đó từng là một phần trong phát triển web từ lâu trước khi nó với tới lĩnh vực di sản văn hóa. Đặc biệt đối với các bảo tàng nghệ thuật, OpenGLAM ngụ ý một vấn đề cốt lõi là số hóa không nên đi kèm với yêu cầu về bản quyền mới đối với các tác phẩm nghệ thuật văn hóa trong phạm vi công cộng.
Phong trào OpenGLAM trong lĩnh vực bảo tàng đã lan rộng khắp châu Âu và vài cơ sở ở Mỹ đã bước theo sau, và gần đây nhất là Viện Smithsonian. Những chuyển động đó góp phần thúc đẩy Viện bảo tàng Quốc gia Thụy Điển tuyên bố chính sách OpenGLAM vào tháng 10/2016 - vài tháng trước khi Viện bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô Stockholm xuất bản sáng kiến Truy cập Mở vào năm 2017.
Khi Loic Tallon, giám đốc Số của Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan, quyết định từ nhiệm vào tháng 3/2019, Tổng Giám đốc của Met Hollein đã ca ngợi công việc của ông, trong đó có lên khung cho “sáng kiến Truy cập Mở để Met phát hành hơn 400.000 hình ảnh các tác phẩm nghệ thuật để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng miễn phi. Sáng kiến Truy cập Mở này đã làm thay đổi cách Met kết nối với các khán giả và là yếu tố quan trọng để xây dựng nhiều quan hệ hợp tác.
Bất chấp điều đó, nhiều nơi vẫn còn e ngại với việc cung cấp truy cập mở cho các bộ sưu tập được số hóa của họ, chưa nói tới cho sử dụng miễn phí. Hầu hết họ đề ủng hộ truy cập mở nhưng cảm thấy vẫn cần đánh giá rủi ro kỹ lưỡng hơn bởi lo ngại liệu các lợi ích tiềm năng chưa chắc đã thắng rủi ro của việc mở.
Bức Thánh Catherine của Alexandria của họa sĩ Artemisia Gentileschi. Nationalmuseum, Public Domain
Cân bằng rủi ro với lợi ích công
Bảo tàng Quốc gia Thụy Điển đã đề ra chính sách OpenGLAM vào năm 2016, theo sau đó là nhiều cuộc thảo luận nội bộ về các chi phí hạ tầng kỹ thuật để cung cấp quyền truy cập tới các bộ sưu tập; thiếu các tài nguyên số hóa và phát sinh các bộ siêu dữ liệu; khả năng mất doanh thu do không có khả năng bán các giấy phép hình ảnh nữa và các lo ngại về khả năng sử dụng các tác phẩm nghệ thuật một cách phi đạo đức.
Thật ra chi phí đầu tư cho đầu tư vào hạ tầng số là điều không thể tránh khỏi nhưng điều chúng ta quan tâm hơn là vấn đề cuối, nỗi sợ hãi bị mất doanh thu và khả năng sử dụng dữ liệu theo xu hướng xấu. Hầu hết các cơ sở văn hóa của chúng ta đang cố gắng trở thành các địa điểm mở, tuy có tới 46% công dân còn chưa từng đặt chân vào các viện bảo tàng nghệ thuật với lý do “nó không dành cho những ai như tôi”. Mặt khác bản thân tôi cũng đồng ý là có lẽ có các bộ sưu tập “nhạy cảm” không nên được sử dụng lại ngoài môi trường khoa học nhưng khi nói về nghệ thuật, chúng ta nên tự hỏi: một chính sách cấp phép đóng có góp phần làm tăng thêm tỷ lệ những người có quan điểm “bộ sưu tập này không dành cho ai đó như tôi” trong môi trường số?
Các giấy phép đóng sẽ không bảo vệ bảo tàng khỏi cảnh bị sử dụng tác phẩm theo ý đồ xấu. Tôi tin tưởng rằng nếu tư liệu đó không được mở để sử dụng lại thì sự thiệt thòi của công chúng, đặc biệt cho tính chân thực và khả năng truy xuất thông tin lớn hơn nhiều so với rủi ro có thể xảy ra. Nếu vậy thì “tri thức không được bảo tồn cho thế hệ sau và mất đi cơ hội sáng tạo trên nền tảng số”.
Chuyển đổi số trong môi trường bảo tàng chủ yếu vẫn còn được hiểu là một vấn đề kỹ thuật, tối ưu hóa hạ tầng số hay một kênh truyền thông, do đó mọi việc diễn ra theo cách thức y hệt việc cấp phép mở - thường được coi như là vấn đề của chính sách bản quyền, hạ tầng CNTT, hoặc việc làm catalog siêu dữ liệu, trong khi về bản chất chuyển đổi số này là về con người, về tư duy.
Các giấy phép hạn chế quyền truy cập sẽ không ngăn cản được những kẻ xấu khỏi làm nhiều điều xấu với tư liệu của viện bảo tàng, ngược lại chúng có thể ngăn cả những người tốt làm những điều tốt.
May thay, trong sự đổi mới gần sáu năm của nó, Bảo tàng Quốc gia Thụy Điển đã thực hiện nguyên tắc mở cửa viện bảo tàng theo cách tiếp cận truyền thống cho bất kỳ ai song song với việc mở các bộ sưu tập trên trực tuyến. Ông Berndt Arell, sau này là Tổng Giám đốc, đã công bố chính sách OpenGLAM của Bảo tàng Quốc gia vào tháng 10/2016: “Chúng tôi cam kết thực hiện sứ mệnh thúc đẩy nghệ thuật, tăng cường mối quan tâm về nghệ thuật, và lịch sử nghệ thuật bằng việc để các hình ảnh từ các bộ sưu tập của chúng tôi trở thành một phần không thể thiếu của môi trường số ngày nay. Các tác phẩm nghệ thuật đó thuộc về và dành cho tất cả chúng ta, bất kể các hình ảnh đó được sử dụng như thế nào. Chúng tôi hy vọng bộ sưu tập mở của chúng tôi sẽ gợi mở những cách sử dụng, diễn giải mới trên các tác phẩm nghệ thuật đó”.
Phong trào mở đã được khởi xướng và nuôi dưỡng bằng sự chuyển đổi số nói chung mà chúng ta đang thấy trong xã hội. Không may, chuyển đổi số trong môi trường bảo tàng chủ yếu vẫn còn được hiểu là một vấn đề kỹ thuật, tối ưu hóa hạ tầng số hay một kênh truyền thông, do đó mọi việc diễn ra theo cách thức y hệt việc cấp phép mở - thường được coi như là vấn đề của chính sách bản quyền, hạ tầng CNTT, hoặc việc làm catalog siêu dữ liệu, trong khi về bản chất chuyển đổi số này là về con người, về tư duy.
Thách thức thực sự của tính mở là việc thay đổi thái độ của bảo tàng hướng tới những người sử dụng, bất kể chúng ta đang ở đâu trong quá trình số hóa. Và chỉ bằng cách thay đổi thái độ mới có thể đạt được những lợi ích hứa hẹn của chính sách truy cập mở.
Truy cập mở ở Bảo tàngQuốc gia Thụy Điển
Bước đầu tiên và quan trọng nhất của Bảo tàng Quốc gia Thụy Điển đi từ việc áp dụng giấy phép CC BY-SA sang phạm vi công cộng, và hợp tác tích cực với Wikimedia Thụy Điển và cộng đồng của nó.
Chúng tôi bắt đầu hiểu rằng việc “tạo những cơ hội gặp gỡ có ý nghĩa giữa con người và nghệ thuật” không nhất thiết là để mọi người tới bảo tàng hoặc truy cập website. Trên thực tế, cơ hội thực sự để làm cho các bộ sưu tập của viện bảo tàng được biết tới tốt hơn cho một khán thính phòng rộng lớn hơn là xuất bản chúng trên các nền tảng số phổ biến như Wikipedia.
Bức “Cảnh hồ tại Engelsberg, Västmanland” của họa sĩ Olof Arborelius. Nationalmuseum, Public Domain
Sự hợp tác của Bảo tàng Quốc gia với Wikimedia Thụy Điển bắt đầu ở phạm vi khá nhỏ: 3.000 hình ảnh độ phân giải cao mô tả các tác phẩm trong bộ sưu tập đã được tải lên Wikimedia Commons và siêu dữ liệu liên quan được tải lên Wikidata. Trong vòng một tuần, các hình ảnh đã được sử dụng trong hơn 100 bài báo và đã được xem 104.000 lần. Tới tháng 3/2019, các hình ảnh đó đã được hơn 1.800 bài báo sử dụng và ngày nay có khoảng 1,5 triệu lần xem chúng mỗi tháng.
Tin tức về chính sách OpenGLAM của Bảo tàng Quốc gia đã thu hút vài cơ quan truyền thông quốc gia và quốc tế, nhưng quan trọng nhất nó đã tạo ra sự hiện diện trên các phương tiện xã hội nhiều ở mức chưa từng có trước đó. Việc các hình ảnh được cấp phép mở của chúng tôi được IKEA sử dụng trong trang trí đồ nội thất vào năm 2019 là ví dụ điển hình về khả năng tạo sức hút cho các tác phẩm nghệ thuật của chúng tôi.
Truy cập mở đã và đang đem lại cho chúng tôi sự trân trọng và biết ơn của người sử dụng. Lợi ích xung quanh bộ sưu tập được số hóa đã tái định vị thương hiệu của bảo tàng.
Vào năm 2017, Bảo tàng Quốc gia đã chuẩn bị hình thành một website mới. Nội dung mà chúng tôi đưa lên các kênh số trước khi hoàn tất việc xây dựng tòa nhà mới và mở lại vào tháng 10/2018 là các câu chuyện đề cập đến những đổi mới sáng tạo đang diễn ra. Chúng tôi thấy có số lượt xem bộ sưu tập online của chúng tôi tăng lên gấp đôi, và do đó chúng tôi nghĩ cách tạo ra nhiều cách truy cập các bộ sưu tập hơn để nhiều người sử dụng có thể biết.
Thách thức của chuyển đổi số
Số hóa các bộ sưu tập trong hầu hết các viện bảo tàng có mục tiêu hơi mơ hồ “số hóa toàn bộ bộ sưu tập”. Nó được cho là để giải quyết tất cả các vấn đề trong việc xử lý và làm tài liệu và phục vụ cho tất cả các câu hỏi khoa học có thể nảy sinh trong tương lai. Ở Bảo tàng Quốc gia, thông tin cơ bản về các phần được số hóa của bộ sưu tập đã được công khai cho công chúng từ 2010, dù với chất lượng dữ liệu chưa nhất quán. Một số nơi chọn truy cập mở một số điểm chính của các bộ sưu tập của họ thay vì trao quyền truy cập tới tất cả tài liệu của họ. Nguyên nhân là công việc số hóa chung trong các viện bảo tàng phát triển rất chậm chạp.
Hầu hết các bảo tàng không hoàn toàn ưu tiên số hóa, ít nhân viên của bảo tàng được hiểu biết hoặc có khả năng kiểm soát đầy đủ các cơ sở dữ liệu nội bộ và online để duy trì nó tốt. Mặt khác, các cơ sở dữ liệu này thường ít được dùng để sử dụng trong nghiên cứu bởi dữ liệu không đầy đủ, không đủ chính xác hoặc các hình ảnh chất lượng thấp.
Do đó, Bảo tàng Quốc gia Thụy Điển đã tập trung vào trình bày mới bộ sưu tập, đặt hệ thống quản lý bộ sưu tập vào trung tâm của việc lập cơ sở dữ liệu, và theo dõi tất cả các bản sửa lỗi, các bản bổ sung và cập nhật. Thực tế là sự gia tăng quan tâm về bộ sưu tập được số hóa của chúng tôi khiến chúng tôi nhận thức được các khả năng mới đối với tư liệu, ngoài dự kiến ban đầu.
Tất nhiên, sự khởi đầu số hóa chính, việc làm catalog và việc cập nhật dự án từng không quá nhiều vì chính sách OpenGLAM. Đã có sự bùng phát về sự cần thiết phải chuyển 400.000 hiện vật ra khỏi viện bảo tàng trước khi xây dựng mới lại. Dù vậy, không có mối quan tâm gia tăng xung quanh các bộ sưu tập số của chúng tôi trên các nền tảng khác nhau, nó có lẽ đã hầu như không có khả năng để thúc đẩy và thực hiện sự cần thiết về việc không chỉ đăng ký số lượng, tên và hình ảnh đủ cho kiểm soát công việc hậu cần, mà thậm chí còn giám sát các mô tả, thông tin còn thiếu, ngày tháng, .v.v. theo cách thức được tập trung hóa và bền vững.
Khi bảo tàng đã đồng ý về cách để xử lý quy trình cập nhật thông tin và các mô tả đối với hơn 5.000 hiện vật mà có thể tạo thành trình bày mới của bộ sưu tập trong viện bảo tàng được mở lại, thông tin này từng truy cập được qua toàn bộ cơ sở và vì thế hữu dụng cho nhiều mục đích hơn là chỉ trở thành một nhãn mới trong viện bảo tàng. Việc chuẩn bị các nhãn và các thông tin khác đã được điều chỉnh với quy trình số hóa, nó đã giúp biến cơ sở dữ liệu quản lý bộ sưu tập thành kho tri thức đáng tin cậy với hầu hết các hình ảnh “đủ tốt” cho tất cả các hiện vật được trưng bày, có thể được sử dụng như nguyên liệu thô cho việc kể chuyện và tham gia trên trực tuyến thông qua các nền tảng phương tiện khác nhau.
Những suy nghĩ còn lại
Có lẽ lời khen về một hệ thống phát triển nội bộ hơn 10 năm tuổi là dấu hiệu của chuyển đổi số thành công. Tuy nhiên, công việc thường nhật của chúng tôi là về việc có tri thức sẵn sàng và tin tưởng nhau để xử lý tri thức có trách nhiệm. Trong một cơ sở truyền thống như Bảo tàng Quốc gia, sẽ rất khó đạt được bước tiến nếu không đề cập đến chính sách OpenGLAM trong các thảo luận. Làm thế nào chúng tôi có thể bảo vệ ý tưởng của OpenGLAM nếu bản thân mình không chia sẻ thông tin một cách cởi mở và tự do trong nội bộ?
Từ xuất phát điểm đó, chúng tôi đã cùng đặt ra các câu hỏi như làm thế nào để làm cho các hình ảnh sẵn sàng, làm thế nào để xây dựng các hạng mục đầu vào hấp dẫn cho bộ sưu tập được số hóa mà không cần đầu tư quá nhiều vào hạ tầng hoặc phát triển kỹ thuật? Khi làm lại website và phát triển ứng dụng mới hướng dẫn khách thăm quan, chúng tôi đã tận dụng các kinh nghiệm đó để đạt hiệu quả cao hơn. Rút cục, ứng dụng hướng dẫn khách viếng thăm của chúng tôi có số lượng người sử dụng và người xem lại tốt (đối với một ứng dụng của viện bảo tàng), nhưng chuyện vui nội bộ nói rằng các nhận xét nhiệt tình nhất phải tới từ những thành viên quá tự hào về nó.
Tôi vẫn thích nghĩ về câu chuyện đùa đó như là một thành tích. Chuyển đổi số của một bảo tàng chỉ có thể phát huy hiệu quả với nỗ lực thay đổi của mọi thành viên, qua đó thiết lập sự hiểu biết thực sự về những hình thức làm việc với như hợp tác số và mở bên trong cơ sở.
Việc triển khai truy cập mở sẽ dẫn tới một môi trường bảo tàng số hơn, khả năng hợp tác hơn, cả bên trong và bên ngoài bảo tàng. Sự chuyển đổi này đôi khi sẽ gây ra nỗi sợ hãi và đau đớn nhưng nếu các bảo tàng muốn hưởng lợi từ những lợi ích có liên quan tới OpenGLAM thì bước đầu tiên cần thừa nhận “việc thiết lập văn hóa trong bảo tàng phụ thuộc rất nhiều vào các mối hợp tác mở, đây là chuẩn mực và là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ hợp tác nào với các cộng đồng bên ngoài bảo tàng” (Seb Chan, 2018).
Do đó, cách duy nhất để xây dựng tương lai số bền vững cho lĩnh vực văn hóa là chấp thuận và làm theo các nguyên lý của tính mở và hợp tác.□
* Karin Glasemann là người điều phối kế hoạch số hóa của Bảo tàng Quốc gia Thụy Điển, Chủ tịch Cộng đồng Bản quyền Dự án Europeana