Với nhiều người thương binh Việt Nam, cuộc sống thời bình là một cuộc chiến thầm lặng, đòi hỏi rất nhiều nghị lực để vượt qua các di chứng chiến tranh.
Nhữngngười thương binhtheo dõi trận bóng đá tại một trung tâm phục hồi chức năng ở Hà Nội, 1980. Ảnh: Philip Jones Griffiths/ Magnum Photos.
Các thương binh được tân binh trẻ chăm sóc tại nhà điều dưỡng dành cho thương binh gần Hà Nội, 1980. Ảnh: Philip Jones Griffiths/ Magnum Photos.
Trẻ em tụ tập quanh một người thương binh để nghe kể chuyện thời chiến tranh, 1980. Ảnh:Philip Jones Griffiths/ Magnum Photos.
Người thương binh Việt Nam (trái) và thương binh Mỹ (phải) so sánh các vết thương trên cơ thể trong chuyến thăm cơ sở điều dưỡng thương binh ở Thuận Thành, Hà Bắc của các cựu chiến binh Mỹ, 1990. Ảnh: Larry Towell/ Magnum Photos.
Một người thương binh mời nhiếp ảnh gia Canada Larry Towell nếm thử rượu gạo tại cơ sở điều dưỡng Thuận Thành, 1990. Ảnh: Larry Towell/ Magnum Photos.
Ông Nguyễn Văn Quý là một thương binh phải chịu đựng bệnh ung thư dạ dày, gan và phổi do chất độc da cam của Mỹ. Con trai ông bị thiểu năng trí tuệ do di chứng chiến tranh truyền lại từ cha. Hải Phòng năm 2004. Ảnh: Philip Jones Griffiths/ Magnum Photos.
Các thương binh chịu di chứng chất độc da cam cùng nhau xem theo ti-vi trong phòng sinh hoạt ở làng Hữu Nghị, một cơ sở chăm sóc thương binh do hiệp hội cựu chiến binh quốc tế tài trợ, ngoại thành Hà Nội năm 2005. Ảnh: Patrick Zachmann/ Magnum Photos.
Các thương binh tập đi bằng chân giả tại trung tâm phục hồi chức năng do Hội Chữ thập đỏ tài trợ ở TP HCM, 2005. Ảnh: Patrick Zachmann/ Magnum Photos.
Ông Trần Mạnh Tuấn, 52 tuổi, là một thương binh bị mất chức năng hoạt động cả hai chân sau khi bị thương trên chiến trường miền Nam năm 1973 và hôn mê suốt 2 năm sau đó. Ông đươc người vợ cõng mỗi khi cần di chuyển trong nhà. Hà Nội năm 2005. Ảnh: Patrick Zachmann/ Magnum Photos.
Bà Vũ Thị Hoa, 50 tuổi, một nữ thương binh bị mất một chân trên chiến trường miền Nam năm 1972. Hà Nội năm 2005. Ảnh: Patrick Zachmann/ Magnum Photos.
Theo Kiến Thức