Mặc dù đã được pháp luật bảo vệ, nhưng động vật hoang dã vẫn đang bị săn lùng, giết hại để cung cấp cho nhu cầu của con người khiến chúng dần trở nên ít đi. Sau đây là 10 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất.

1. Tê giác Java (tê giác Sunda). Là một trong năm loài động vật guốc lẻ còn sống sót của họ Tê giác. Phân bố chủ yếu ở Indonesia và Việt Nam. Do nạn săn bắn, tê giác Java hiện chỉ còn khoảng 60 con.

2. Cá heo California. Loài cá trong họ cá heo chuột. Chúng sống ở các đầm phá nông, đục dọc theo các bờ biển và hiếm khi được nhìn thấy ở nhiều nước sâu hơn 30 mét. Đây là một trong những loài thú biển quý hiếm nhất trên thế giới. Hiện tại, cá heo California chỉ tồn tại khoảng 60 con.

3. Khỉ đột sông Cross. Phân bố chủ yếu ở thượng nguồn của sông Cross, Nigeria. Theo ước tính, khỉ đột sông Cross chỉ còn tồn tại từ 200 - 300 cá thể.

4. Hổ Sumatra. Phân loài hổ nhỏ nhất còn sống sót. Được tìm thấy ở đảo Sumatra, Indonesia. Hổ Sumatra có khoảng 400 đến 500 con.

5. Voọc Cát Bà. Loài động vật có vú trong họ Cercopithecidae. Sinh trưởng chủ yếu trong các cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt của đảo Cát Bà, Hải Phòng. Nó có tên trong danh sách 25 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất được đưa vào danh sách cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ thế giới.

6. Chồn chân đen. Loài động vật có vú trong họ chồn, phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ. Hiện tại, chồn chân đen còn tồn tại khoảng 1.000 cá thể.

7. Voi Borneo (voi lùn). Phân loài của loài voi châu Á sinh sống tại đảo Borneo của Indonesia. Nạn chặt phá rừng, săn bắn là những yếu tố đe dọa tương lai của voi lùn. Qũy Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế ước tính số lượng voi lùn trên đảo Borneo không vượt quá 1.500.

8. Gấu trúc lớn. Loài gấu nguồn gốc tại Trung Quốc. Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Myanmar, Việt Nam. Gấu trúc lớn cũng là một trong những động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.

9. Gấu trắng Bắc Cực. Loài động vật có vú lớn của bộ Ăn thịt, họ Gấu. Chúng là loài động vật sống gần địa cực tìm thấy xung quanh Bắc Băng Dương. Hiện tại, còn khoảng 25.000 cá thể gấu trắng Bắc Cựu còn tồn tại.

10. Cá tra dầu. Loài cá nước ngọt sống trong vùng hạ lưu sông Mê Kông. Với chiều dài cho đến 3 mét và trọng lượng có thể đến 300 kg, nó có thể xem là loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Cá tra dầu nằm trong Sách đỏ Việt Nam và sách đỏ của IUCN, được xếp vào hạng cực kỳ nguy cấp (nguy cơ tiệt chủng trong tự nhiên rất cao).