Mặc dù tình trạng xói mòn rừng ngập mặn đã xuất hiện nhiều ở Việt Nam nhưng những quá trình nào có tác động nhiều nhất? Việc trả lời được câu hỏi này sẽ giúp hỗ trợ quá trình quản lý và giám sát rừng.

Một góc rừng ngập mặn. Ảnh: Thiennhien
Một góc rừng ngập mặn. Ảnh: Thiennhien

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về xói mòn rừng ngập mặn nhưng vẫn còn thiếu thông tin về các quá trình và động lực làm xói mòn rừng ngập mặn ở vùng lầy ven biển. Vì vậy, TS. Nguyễn Tấn Phong, ĐH Tôn Đức Thắng, đã thực hiện một nghiên cứu ở khu vực ĐBSCL và Trung Java, Indonesia.

Thực hiện nhiều chuyến khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu, thu thập và phân tích dữ liệu, anh nhận diện được năm quá trình xói mòn xuất hiện ở cả ĐBSCL và Brebes Regency, bao gồm:

1) xói mòn do rễ cây chi Đước;
2) xói mòn do phá rừng;
3) xói mòn do canh tác, nuôi trồng thủy sản;
3) xói mòn do đào ao, hồ;
5) xói mòn do vận tải tàu thuyền.

Trong cả năm quá trình này thì hoạt động của con người đã làm thay đổi đặc điểm và tính chất của rừng ngập mặn và có khả năng khiến các khu vực thêm xói mòn.

Với sự trợ lực của sóng, tính toàn vẹn cấu trúc của đất ven biển ở các khu vực nhạy cảm bị mất mát và khiến chúng dễ ảnh hưởng. Tuy nhiên, anh cũng phát hiện ra một số khu vực của cả ĐBSCL và Brebes Regency có xu hướng ổn định theo thời gian.

Do đó, anh đề xuất cần phải có chính sách tăng cường kiểm soát xói mòn bờ biển và giảm thiểu rủi ro từ hoạt động của con người lên các khu vực dễ bị xói mòn.

Kết quả được nêu chi tiết trong công trình “Erosion of mangrove dominated muddy coasts in Vietnam and Indonesia: Processes and accelerating factors”, xuất bản trên tạp chí Regional Studies in Marine Science.