Chống bó cứng phanh ABS là một thuật ngữ gắn liền với công nghệ ô tô trong nhiều năm, và công nghệ này bắt đầu được tìm thấy trên các mẫu xe máy ngày nay.
Chống bó cứng phanh ABS là một thuật ngữ gắn liền với công nghệ ô tô trong nhiều năm, và công nghệ này bắt đầu được tìm thấy trên các mẫu xe máy ngày nay. Tại sao lại như vậy? Trong kỷ nguyên hiện đại của xe máy, đó là một câu hỏi rất có giá trị. Được coi là một tính năng an toàn chủ yếu của người điều khiển, việc thiếu công nghệ ABS trên một số xe máy dường như khá khó lý giải.
ABS là gì?
Một hệ thống chống bó cứng phanh xe máy giúp ngăn cản xảy ra hiện tượng khóa bánh trong các tình huống phanh khẩn cấp. Dựa trên thông tin từ bộ cảm biến tốc độ bánh xe, bộ phận ABS điều chỉnh áp suất dầu phanh để duy trì độ bám đường và tránh va chạm. Công nghệ này giúp người lái duy trì sự ổn định trong quá trình phanh, giảm khoảng cách dừng, và tạo ra độ bám đường hơn, thậm chí trên các bề mặt ma sát thấp như đường ướt hoặc sỏi. Trong khi các xe máy sở hữu công nghệ ABS cũ hơn có nguồn gốc từ các hệ thống trên xe ô tô, còn những xe máy mới hiện nay là kết quả nghiên cứu các chi tiết cụ thể của xe máy - cụ thể là kích cỡ, trọng lượng và tính năng.
Vấn đề kích cỡ
Một lý do khiến nhiều xe máy không trang bị công nghệ ABS là kích cỡ. Chẳng hạn, Ủy ban châu Âu thông qua luật năm 2012 yêu cầu tất cả các xe máy mới trên 125cc được bán từ ngày 1/1/2016 phải được trang bị hệ thống ABS. Chúng ta hãy để ý rằng, tại sao Uỷ ban châu Âu lại loại bỏ tất cả mô hình dưới 125 cc? Xe máy nhỏ gọn không có đủ khối lượng hoặc tốc độ đủ để đảm bảo lắp đặt tất cả các hệ thống ABS, các loại xe này thường là xe đạp, xe tay ga, xe máy trọng lượng nhẹ.
Mục đích
Không phải tất cả mọi người lái đều đối diện với nguy cơ tiềm ẩn khi lái xe tương tự nhau, chính vì thế, đôi lúc công nghệ ABS là một trở ngại hơn là “trợ thủ” cho người điều khiển.
Ngoài các tiêu chuẩn của Uỷ ban châu Âu, cũng có các khu vực cho phép các nhà sản xuất xe máy tự quyết định những mô hình nào trang bị công nghệ ABS. Đối với các nhà máy này, mục đích sử dụng, phân khúc thị trường và mức giá thành của xe máy sẽ quyết định việc có trang bị công nghệ ABS hay không.
WR250R của Yamaha là một ví dụ điển hình về tính mục đích này. Đây là một chiếc xe máy dual-sport hướng tới người lái đam mê off-road, và ABS là đôi lúc mang lại một vài rắc rối nhỏ bởi bộ điều khiển ECU trong việc kiểm soát xe. Khi lái xe qua những đoạn đường có nhiều cát sỏi, ABS có thể tham gia gây ra ECU sai lầm trong cách phân tích những thông tin về tốc độ, góc nghiêng...và kích hoạt khi xe chưa thực sự ở vào trạng thái nguy hiểm.
TM (Theo Rideapart)