Chúng ta đã biết khái niệm thế giới phẳng và phải đến lúc CEO Google ngồi với Hà Đông, lúc đó chúng ta mới thấy rõ hình ảnh “ngồi chung một chiếu” trên thế giới phẳng này. Nhưng CEO của Google chỉ ngồi với vài người khi tới Việt Nam, trong đó có Hà Đông.

Nguyễn Hà Đông
Nguyễn Hà Đông "trà chanh" với CEO Google Sundar Pichai một ngày cuối năm 2015.

Theo một định nghĩa, công dân toàn cầu là tên gọi chỉ những người đi học để làm một việc có thể làm được ở tất cả các nước trên thế giới. Như vậy, trước tiên là chuyện đi học. Việt Nam có câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Các cụ ta từ ngàn xưa đã nhận thức được chân lý tri thức như vậy. Có câu “Nhân bất học bất tri lý”, dịch nôm là người không học chẳng biết gì. Nhưng không phải cứ ai đi học cũng thành tài. Cụ Vũ Phạm Hàm thời phong kiến xưa được vua cử đi sứ sang Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly bởi cụ thông thạo ngôn ngữ của mấy quốc gia này. Có thể nói, cụ có tài ngoại giao trong phạm vi khu vực, chỉ có ảnh hưởng tới nước ta mà thôi.

Một ngày cuối năm 2015, bên chiếc bàn nhựa bán trà chanh vỉa hè trước cửa Nhà thờ Lớn Hà Nội, CEO Google người Ấn Độ Sundar Pichai ngồi uống trà với chàng trai trẻ Việt Nam Nguyễn Hà Đông. Hình ảnh này lan như điện trên mạng xã hội và các báo điện tử ở Việt Nam. Tại sao hình ảnh một người Ấn Độ và một người Việt Nam bên ly trà chanh lại được nhiều người quan tâm tới vậy? Bởi họ là những nhân tài, một làm CEO của công ty Internet lớn bậc nhất toàn cầu và một có sản phẩm (Flappy Bird) lọt top 100 thương hiệu danh tiếng nhất thế giới năm 2014. Con người luôn muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp, hướng lên những tấm gương thành công để tìm kiếm cảm hứng đi tiếp trên chặng đường dài cuộc đời.

>> Nguyễn Hà Đông - người thiết kế các trò chơi

Chúng ta đã biết khái niệm thế giới phẳng và phải đến lúc CEO Google ngồi với Hà Đông - có thể gọi là chuyến đi bụi của ông Sundar Pichai, lúc đó chúng ta mới thấy rõ hình ảnh “ngồi chung một chiếu” trên thế giới phẳng này. Nhưng CEO của Google chỉ ngồi với vài người khi tới Việt Nam, trong đó có Hà Đông.

Người ta nói “thế giới phẳng” và đến nay “thế giới càng phẳng”. Bản thân tôi cũng ngồi nhấp chuột hàng 9-10 giờ mỗi ngày, để học thôi, không chơi games. Nghề báo bây giờ nó vậy. Không có nhà báo thực sự hay người lao động có nghề thực sự nào dùng “gậy tự sướng”. Tôi tin là như vậy. Và đã phẳng như nhau thì chẳng có gì phải nói cho thừa. Nhưng khi mùa xuân về, ngồi trước bàn viết, khẽ nhắm mắt trần tục lại, mở to con mắt lý trí ra, bỗng thấy mình đứng lọt thỏm trên một bình nguyên vô tận. Nhân loại 7 tỷ người nhấp nhô như cát trên sa mạc và những công dân toàn cầu là những người đầu cao hơn cả. Họ là những người phát sáng để chúng ta - nhất là lớp trẻ - học tập và phấn đấu cho đất nước 4.000 năm văn hiến, đóng góp thêm cho nhân loại những gì có thể làm bằng trí tuệ và nghị lực...