Việc Hợp tác nghiên cứu về vũ trụ của chương trình Horizon Europe một lần nữa đã bị thu hẹp lại bởi các quốc gia thành viên EU và Ủy ban châu Âu tiếp tục cắt giảm phạm vi và tham vọng của chương trình. Do vậy, các đối tác của chương trình này đã phải đứng trước quyết định có nên tiếp tục tham gia chương trình hay không.

Chương trình hợp tác này ban đầu được dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng sáu, cùng với 11 mối hợp tác nghiên cứu khác giữa ngành công nghiệp và EU. Kinh phí ban đầu được dự định là sẽ đầu tư từ 1,4 tỉ euro đến 2,2 tỉ euro bằng nguồn kinh phí của ngành công nghiệp và EU. Tuy nhiên, sau các cuộc bàn thảo giữa các quốc gia thành viên với EU thì con số này chỉ còn 250 triệu euro.

Theo ông Pierre Lionnet, Giám đốc nghiên cứu tại Hiệp hội công nghiệp Eurospace, với một ngân quỹ quá nhỏ so với những dự án lớn trong lĩnh vực vũ trụ, Eurospace không còn trông mong vào việc tăng thêm các giá trị nghiên cứu có ý nghĩa trong sự hợp tác này.


Trong bước tiếp theo, Ủy ban châu Âu phải đối mặt với nhiệm vụ xem xét lại thỏa thuận với đối tác, bao gồm vấn đề ngân sách, vai trò của các quốc gia thành viên tham gia và thời gian thực hiện các nhiệm vụ, sau đó năm hiệp hội sẽ quyết định xem những thay đổi mới như vậy có có đủ thuyết phục họ tiếp tục tham gia hay không. Với ngành công nghiệp, đạt được sự đồng thuận có thể là một nhiệm vụ khó khăn. Eurospace là đại diện cho các công ty thuộc 13 quốc gia châu Âu và đang nuôi hy vọng về một mối quan hệ đối tác lớn giải quyết tất cả các lĩnh vực ưu tiên của mình.

Đề xuất hỗ trợ ngành công nghiệp vũ trụ với tài trợ của EU đã được đưa ra lần đầu tiên ại Nghị viện châu Âu vào năm 2016. Cuối cùng, nó đã trở thành mối quan hệ đối tác mà EU thiết lập với các quốc gia thành viên vào năm 2019. Các cuộc đàm phán đầu tư vào chương trình đã liên tục diễn ra kể từ đó.

Có một điểm khác biệt là EU muốn tạo dựng hợp tác với ngành công nghiệp thì các quốc gia thành viên lại không muốn dùng ngân sách công để đầu tư cho các công ty tư nhân. Tuy nhiên theo truyền thống thì bao giờ lĩnh vực vũ trụ cũng do khu vực công định hướng. Khi nói đến việc phát triển các bệ phóng và vệ tinh, những hạng mục được coi là vô cùng thiết yếu của ngành vu trụ là người ta nói đến các tổ chức được nhà nước tài trợ - nơi nắm giữ 60% thị trường châu Âu, thúc đẩy sự tiến triển, trong khi phần còn lại của thị trường, bao gồm cả xuất khẩu, thuộc về ngành công nghiệp. “Chúng tôi vẫn muốn duy trì mối quan hệ hợp tác để hỗ trợ 40% công việc kinh doanh”, Lionnet cho biết.

Nhiệm vụ khó khăn

Với SME4Space, một tổ chức gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc ngân sách bị cắt giảm cũng khiến cho việc hợp tác trong ngành vũ trụ trở nên kém hấp dẫn, giám đốc của SMESpace Hans Bracquené nói với Science|Business. Nhưng đó không phải là một điểm dẫn đến việc phá vỡ thỏa thuận bởi vấn đề tối quan trọng với doanh nghiệp vừa và nhỏ là họ phải có tiếng nói trong việc ra quyết định các vấn đề hợp tác. “Nếu chúng ta có được khoản đầu tư khoảng 50 triệu euro mỗi năm và nói rằng khoảng 10% trong số đó thuộc về các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì có nghĩa là 5 triệu euro mỗi năm dành cho họ”. Bracquené nói. Đối với ông, mối quan hệ hợp tác hoàn hảo là đảm bảo cho tất cả các bên liên quan ngồi lại với nhau để cùng thảo luận về chính sách phát triển vũ trụ ở châu Âu – điều đó vượt ra ngoài phạm vi cạnh tranh.

Theo quan điểm của ông, việc có thêm đại diện các quốc gia thành viên có trong mối quan hệ hợp tác thì “đó sẽ là một nhóm rất rộng với nhiều bên tham gia, điều này trái ngược với thỏa thuận về vị trí của chúng tôi trong vai trò đối tác của EU trong lĩnh vực vũ trụ,” Bracquené nói. “Nếu EU tạo ra công cụ chính sách này, tại sao lại không sử dụng nó, ít nhất sẽ có được mối hợp tác liền mạch giữa EU và các bên liên quan về chính sách phát triển vũ trụ tổng thể của châu Âu?”

Với Mạng lưới Khoa học vũ trụ châu Âu (EASN) – đại diện cho giới khoa học và công nghệ vũ trụ, việc giảm thiểu ngân sách có nghĩa là nhiều hoạt động nghiên cứu định hướng thị trường của giới khoa học và các nhu cầu của các tổ chức nghiên cứu đều không dược quan tâm đúng mức. “Không chỉ với giới khoa học trong các trường đại học mà cả các viện nghiên cứu và các tổ chức nghiên cứu đều rất khó khăn để tham gia vào các dự án. Phần lớn các viện nghiên cứu đều làm R&D trong những giai đoạn đầu chưa có giới công nghiệp tham gia,” Athanasios Dafnis, một thành viên của EASN, nói.

Vai trò của các quốc gia thành viên

Một điều mà các đối tác công nghiệp cùng đồng ý là nên giới hạn của quyền lực các thành viên trong hợp tác vũ trụ. Tuy nhiên thỏa thuận mới với EU đã mở đường cho các quốc gia thành viên vai trò lớn hơn trong hợp tác vũ trụ hơn là các cựu thành viên như ngành công nghiệp hay các tổ chức nghiên cứu vũ trụ châu Âu.

Hình thức thông thường vẫn áp dụng là để một bên đề xuất một kế hoạch với EU, sau đó sẽ cùng hoàn thiện nó. Tuy nhiên thỏa thuận mới giữa EU và các quốc gia thành viên là các quốc gia thành viên có vai trò như kiểm soát viên trong quá trình này. Đây là một điểm Lionnet cho biết đây là một điểm không hay với các đối tác như Eurospace.

Dafnis đồng ý. “Về sự tham gia của các quốc gia thành viên trong quan hệ hợp tác thì tất cả đều có chung quan điểm là các quốc gia thành viên chỉ nên hỗ trợ EU trong vai trò cố vấn chứ không nên là bên có thẩm quyền trực tiếp”, ông nói.

Ở châu Âu, các chức năng và vai trò quản lý của các cơ quan vũ trụ quốc gia đều khác biệt, thậm chí một số quốc gia không có cơ quan vũ trụ, Dafnis cho biết. “Chúng tôi không thể đợi EU đạt được thỏa thuận với các quốc gia thành viên bởi như tôi đã nói, các bên hợp tác chỉ quan tâm là có đầy đủ các điều kiện tiên quyết để vấn đề được triển khai”.

Nguồn bài và ảnh: sciencebusiness.net