Bất chấp nhiệt độ ngoài trời lên đến gần 50 độ C, hơn 600 người dân thủ đô thuộc đủ lứa tuổi đã có mặt tại khuôn viên trường USTH để quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú - nhật thực có độ che phủ cực đại đạt 72%.


Chiều 21/6, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH, ĐH Việt- Pháp) phối hợp với Cộng đồng vật lý thiên văn tổ chức Ngày hội Vũ trụ ụ(USTH Space Day) 2020, phục vụ người yêu thiên văn ngắm nhật thực qua 200 kính lọc mặt trời chuyên dụng và 3 kính thiên văn.

Do số người đến quan sát quá đông, Ban tổ chức không thể tổ chức cho từng người ngắm trực tiếp qua kính thiên văn mà thiết kế thêm phần phễu hứng ảnh của mặt trời để nhiều người có thể cùng quan sát một lúc.

Thời tiết nắng và ít mây hôm nay cũng là điều kiện vô cùng lý tưởng để quan sát hiện tượng hiếm có này.

Nhật thực với mức che phủ khoảng 20%.
Nhật thực tại thời điểm có độ che phủ khoảng 10%.

Người dân thủ đô bất chấp nắng nóng để đi xem nhật thực
Người dân thủ đô bất chấp nắng nóng đi xem nhật thực

 Bạn Phan Việt Dũng - Cộng đồng Vật lý thiên văn đang chỉnh lại kính thiên văn để việc quan sát được dễ dàng.
Bạn Phan Việt Dũng - Cộng đồng Vật lý thiên văn - đang chỉnh lại kính thiên văn để việc quan sát được dễ dàng.

Ông Phan Hiền - Giảng viên Khoa Vũ Trụ và Ứng dụng của USTHc- cho biết: "Sự kiệnđượch Hội Vật lý thiên văn tổ chức ở nhiều địa điểm trên cả nước như Hà Nội, Huế, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, TP HCM và Đồng Nai. Lần này, đường đi của pha toàn phần ở phía Bắc nên Hà Giang là nơi có thể quan sát hiện tượng nhật thực lớn nhất, với độ che phủ từ 78-79%, Hà Nội là 71% và giảm dần đến TP HCM là 36%".

Một cụ bà 75 tuổi lần đầu được quan sát hiện tượng nhật thực.
Một cụ bà 75 tuổi (Cầu Giấy) lần đầu được quan sát hiện tượng nhật thực. "Hiện tượng này đẹp quá, mà nghe bảo 11 năm nữa mới có nên nắng tôi vẫn cố đi" - bà chia sẻ.

Các em nhỏ vô cùng hứng thú khi sử dụng kính lọc mặt trời để quan sát nhật thực.
Các em nhỏ vô cùng hứng thú khi sử dụng kính lọc mặt trời để quan sát nhật thực.

Hiện tượng nhật thực với độ che phủ khoảng 30%.
Nhật thực tại thời điểm có độ che phủ khoảng 30%.

Cũng theo ông Phan Hiền, phải vài năm nữa mới hiện tượng nhật thực mới lại xuất hiện, tuy nhiên ở Hà Nội, độ che phủ chỉ dưới 5%. Để có thể quan sát một lần nhật thực đáng kể tương tự như thế này người dân phải chờ tới năm 2031.

Hiện tượng nhật thực vành khuyên 2020 bắt đầu vào lúc 13h16 phút khi Mặt trăng bắt đầu chạm vào rìa Mặt trời và đạt cực đại vào 14h55 phút khi Mặt trăng che khuất Mặt trời 71%. Hiện tượng kết thúc vào lúc 16h18 khi Mặt trăng rời khỏi rìa Mặt trời.

Em Dương Phan Anh - Học sinh lớp 11 chuyên Lý,THPT Chu Văn An đang quan sát nhật thực bằng kính thiên văn phản xạ tự chế.
Em Dương Phan Anh - học sinh lớp 11 chuyên Lý, THPT Chu Văn An, quan sát nhật thực bằng kính thiên văn phản xạ tự chế trong thời gian nghỉ học vì Covid-19.



Các bạn trẻ tìm mọi cách để chụp lại được khoảnh khắc kỳ thú này.
Các bạn trẻ tìm mọi cách để chụp lại khoảnh khắc kỳ thú này.

Nhật thực vành khuyên với độ che phủ đạt cực đại 71% vào lúc 14h55.
Nhật thực vành khuyên với độ che phủ đạt cực đại 71% vào lúc 14h55.