Một nghiên cứu mới cho thấy di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc dự báo liệu một người lớn lên có chọn đi học đại học hay không, họ sẽ học trường đại học nào và người đó sẽ làm tốt đến đâu.



Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng di truyền đóng một vai trò quan trọng trong thành tích học tập ở trường. Người ta đã tìm ra yếu tố di truyền tạo ra 58% sự khác biệt giữa các học sinh trong điểm GCSE.

Tuy nhiên, không rõ liệu DNA có quan trọng trong cuộc sống sau này hay không.

Bằng cách sử dụng dữ liệu từ cặp song sinh giống hệt nhau để tìm hiểu xem yếu tố di truyền quyết định bao nhiêu phần trăm sự lựa chọn trường đại học, các nhà nghiên cứu từ Đại học King London phát hiện rằng gen tạo ra 57% sự khác biệt trong kết quả thi hạng A và 46% sự khác biệt về thành tích ở trường đại học.

Họ cũng phát hiện yếu tố di truyền tạo ra 51% sự khác biệt trong việc liệu những người trẻ tuổi có chọn đi học đại học hay không và 57% sự khác biệt về chất lượng học tập tại trường đại học người đó đã chọn.

Tiến sĩ Emily Smith-Woolley, từ Viện Tâm thần học, Tâm lý học & Thần kinh học, cũng là người dẫn đầu nghiên cứu cho biết: “Lần đầu tiên chúng tôi chứng minh được rằng ảnh hưởng từ di truyền lên thành tích giáo dục vẫn tiếp tục cho đến tận cấp đại học.”

“Kết quả của chúng tôi cũng chứng minh rằng sự ham muốn tiếp tục học cao hơn của những người trẻ tuổi một phần bị ảnh hưởng bởi DNA của họ”.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các yếu tố môi trường chung - chẳng hạn như gia đình và trường học - ảnh hưởng đến việc lựa chọn đi học đại học hay không, chiếm 36% sự khác biệt giữa các sinh viên.

Tuy nhiên, ảnh hưởng môi trường chung dường như trở nên ít quan trọng theo thời gian, có ảnh hưởng không đáng kể đối với thành tích tại trường đại học.

Tiến sĩ ZiadaAyorech, từ IoPPN, người đồng lãnh đạo nghiên cứu cho biết: “Không giống như trường trung học, nơi học sinh có xu hướng chia sẻ kinh nghiệm giáo dục, trường đại học cung cấp cho những người trẻ tuổi cơ hội lớn hơn để độc lập và phát huy lợi thế của mình dựa trên khả năng tự nhiên và năng khiếu của họ”.

“Môi trường riêng của sinh viên - chẳng hạn như bạn bè mới và trải nghiệm mới - dường như là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về thành tích của mỗi người tại trường đại học và vai trò của môi trường chung trở nên kém quan trọng hơn”.

Kết quả nghiên cứu dựa trên việc nghiên cứu 3.000 cặp sinh đôi của, việc so sánh các cặp đôi giống hệt nhau và không giống hệt nhau cho phép các nhà nghiên cứu xác định tác động tổng thể của di truyền lên mỗi người là bao nhiêu.

Nếu điểm số trong bài kiểm tra của các cặp song sinh giống hệt có xu hướng giống nhau hơn so với cặp song sinh không giống hệt nhau thì điều này ngụ ý sự khác biệt giữa hai cặp sinh đôi là do yếu tố di truyền.