Thực hiện Quyết định số 3732/QĐ-UBND
ngày 22/12/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ
khoa học và công nghệ thực hiện năm 2024 tỉnh Quảng Bình; Căn cứ Quyết định số
16/2015/QĐ-UBND ngày 18/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy
định về quản lý một số hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình thông báo tuyển chọn tổ chức, cá
nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện năm
2024, với các nội dung sau:
1. Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ tuyển chọn thực hiện năm 2024 (Danh mục kèm theo).
2. Phương thức tuyển chọn
Thực
hiện theo quy định tại Quyết định số 16/2015/QĐ-UBND ngày 18/5/2015 của UBND
tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy định về quản lý một số hoạt động khoa học
công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và các quy định có liên quan.
3. Thành phần hồ sơ
(1)
Đơn đăng ký chủ trì thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo
mẫu BM.TC.9.
(2)
Thuyết minh
nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo mẫu phù hợp từng loại nhiệm vụ theo mẫu BM.TC.10a (đối với đề tài KHCN), mẫu BM.TC.10b (đối với dự án sản xuất thử nghiệm) và mẫu BM.TC.10c
(đối với đề tài KHXH).
(3)
Bản sao Quyết định thành lập hoặc
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
(4)
Tóm tắt hoạt động khoa học và
công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ theo mẫu BM.TC.11a (đối với đề tài, dự án KHCN), mẫu BM.TC.11b
(đối với đề tài KHXH).
(5) Lý
lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các thành viên chính thực hiện nhiệm
vụ theo mẫu BM.TC.12a (đối với đề tài, dự án KHCN) và mẫu BM.TC.12b
(đối với đề tài KHXH).
(6) Tài liệu chứng minh tư cách
pháp lý của tổ chức theo quy định của pháp luật (Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức chủ trì, Điều
lệ hoạt động của tổ chức chủ trì hoặc giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý khác).
(7) Lý
lịch khoa học của chuyên gia trong nước, chuyên gia nước ngoài theo mẫu BM.TC.12a (đối với đề tài, dự án KHCN) và mẫu BM.TC.12b
(đối với đề tài KHXH), trong
đó có kê khai mức lương chuyên gia (nếu có thuê chuyên gia).
(8) Văn
bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện nhiệm vụ
theo mẫu BM.TC.13 (nếu có).
Các file biểu mẫu nêu trên
được đăng trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ: https://skhcn.quangbinh.gov.vn/.
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn được lập thành 16 bộ (có chữ ký tươi
và đóng dấu) và 01 bản điện tử của hồ sơ ghi trên đĩa quang hoặc USB (dạng word
và PDF, không đặt mật khẩu) được đóng gói trong túi hồ sơ dán kín và niêm
phong, bên ngoài ghi rõ: Hồ
sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực
hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024 tỉnh Quảng
Bình; Tên nhiệm vụ đăng ký tham gia tuyển chọn;
Tên, địa chỉ của tổ chức, cá
nhân đăng ký chủ trì và tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ (chỉ ghi danh sách tổ chức đã có
xác nhận tham gia phối hợp); Họ tên cá nhân đăng ký chủ nhiệm; Danh mục tài liệu, văn bản có
trong hồ sơ.
4. Xây dựng dự toán kinh
phí thực hiện nhiệm vụ
Việc lập dự toán, định mức xây
dựng dự toán ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10/01/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày
08/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số nội dung
chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và Nghị quyết số 55/2023/NQ-HĐND ngày
02/10/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình Quy định mức lập dự toán ngân
sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình các quy định có liên quan.
5. Nơi nhận hồ sơ: Tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, Sở Khoa
học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình, số 17A Quang Trung, thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình.
6. Thời gian nộp hồ sơ: Trước
17h00 ngày 20/02/2024, theo dấu đến của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình (trường
hợp nộp trực tiếp) hoặc theo dấu bưu chính nơi gửi (trường hợp gửi qua bưu
chính).
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh
Quảng Bình trân trọng thông báo./.
Điện thoại liên hệ phối hợp: Ông Nguyễn Văn Thiệu - Phòng Quản lý khoa
học, ĐT: 0918.833.153.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (để báo cáo);
- Giám đốc, các PGĐ Sở;
- Báo Quảng Bình;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- TTƯD (t/h đăng website Sở);
- Danh sách đính kèm;
- Lưu: VT, QLKH (15b).
|
GIÁM ĐỐC
Nguyễn
Chí Thắng
|
DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ
TUYỂN CHỌN THỰC HIỆN NĂM 2024
(Kèm theo Công văn
số ……/SKHCN-QLKH ngày ….. /12/2023
của Sở Khoa học và
Công nghệ Quảng Bình)
- Định hướng mục tiêu:
+ Điều tra, nghiên cứu đánh giá những vấn đề lý luận và thực tiễn về
xây dựng văn hóa trong sự nghiệp phát triển chung của tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2015 - 2023.
+ Nghiên cứu, phân tích dự báo xu hướng biến đổi văn hóa và định hướng
phát triển văn hóa tỉnh Quảng Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế giai đoạn
2025 - 2030, tầm nhìn 2045.
+ Đề xuất các giải pháp để xây
dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời đáp ứng
được yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2025 - 2030,
tầm nhìn 2045.
- Dự kiến sản phẩm:
+ 01 Báo cáo phân tích số liệu điều tra.
+ 20 Báo cáo chuyên đề.
+ 01 bản thảo sách.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
+ 01 bài báo khoa học đăng Bản tin Thông tin Khoa học và Công nghệ
Quảng Bình.
+ 02 Bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên
ngành.
- Định hướng mục tiêu:
+ Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các loại hình ứng dụng
giao dịch TMĐT phù hợp để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP tại tỉnh Quảng
Bình.
+ Nghiên cứu xây dựng các phương án ứng dụng cụ thể trên địa bàn nhằm
nâng cao khả năng kết nối thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho
các sản phẩm OCOP, góp phần tăng thu nhập cho các tác nhân tham gia vào hoạt
động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP. Nâng cao năng lực ứng dụng giao dịch
TMĐT thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Các ứng
dụng nền tảng giao dịch TMĐT để tăng tính minh bạch và trách nhiệm đối với sản
phẩm OCOP. Từ đó nâng cao lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm OCOP
trên địa bàn.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Báo cáo đánh giá thực trạng
các giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng các giao dịch TMĐT thúc đẩy
tiêu thụ sản phẩm OCOP tại tỉnh Quảng Bình.
+ Các báo cáo chuyên đề.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá sự đóng góp của du lịch vào
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.
+ Đề xuất các giải pháp ứng dụng phương pháp đánh giá trong các năm
tiếp theo, phục vụ xây dựng định hướng và chính sách phát triển du lịch tỉnh
Quảng Bình.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Cơ sở dữ liệu khảo sát khách du lịch.
+ Báo cáo phân tích kết quả khảo sát.
+ Bảng I-O của tỉnh năm 2023.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Nghiên cứu, phân tích và đánh giá những vấn đề lý
luận và thực tiễn về tính thời vụ trong phát triển du lịch.
+ Nghiên cứu, xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng
đến tính thời vụ trong phát triển du lịch Quảng Bình.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng tính thời vụ
trong phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình thời gian qua.
+ Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính thời vụ trong phát triển du lịch Quảng
Bình.
+ Xây dựng các mô hình phát triển nhằm hạn chế tính
thời vụ trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình.
+ Nghiên cứu mục tiêu, định hướng, chiến lược và đề
xuất các giải pháp hạn chế tính mùa vụ nhằm phát triển bền vững ngành du lịch
Quảng Bình.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Báo cáo tổng quan về
tính thời vụ trong phát triển du lịch: những vấn đề lý luận và thực tiễn.
+ Báo cáo kết quả
nghiên cứu mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tính thời vụ du lịch Quảng Bình.
+ Báo cáo thực trạng
tính thời vụ du lịch Quảng Bình.
+ Báo cáo kết quả đánh
giá của các chuyên gia về thực trạng tính thời vụ du lịch Quảng Bình, các yếu
tố ảnh hưởng đến tính thời vụ và giải pháp hạn chế tính thời vụ trong phát
triển du lịch Quảng Bình.
+ Báo cáo xây dựng các mô
hình phát triển nhằm hạn chế tính thời vụ trong phát triển du lịch tỉnh Quảng
Bình.
+ Báo cáo nghiên cứu mục tiêu, định hướng, chiến
lược và hệ thống các giải pháp hạn chế tính mùa vụ nhằm phát triển bền vững
ngành du lịch Quảng Bình.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
- Định hướng mục tiêu:
Tổ chức nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp bảo
tồn, phát huy giá trị hệ thống giếng cổ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Dự kiến sản phẩm:
+ Hệ thống hóa số liệu, dữ liệu, hình ảnh, báo cáo… về hệ thống giếng cổ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
+ Các báo cáo chuyên đề.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá tính liên kết giữa vật liệu với màng mỏng chấm lượng tử graphene, cấu trúc NiO/GQDs cũng như vai trò chấm lượng tử graphene tác động lên tính chất rỗng, xốp, từ của vật liệu.
+ Ứng dụng trong xử lý, hấp phụ hấp phụ lượng dư một số hợp chất kháng
sinh hay kim loại trong nước nuôi trồng thuỷ sản.
+ Sử dụng vật liệu NiO/GQDs ở kích thước nano sau khi tổng hợp được để phòng, chống kháng khuẩn cho tôm, cá.
- Dự kiến sản phẩm:
+ + Báo cáo đánh giá quy trình tổng hợp chấm lượng tử graphene (GQDs) từ graphite bằng phương pháp Hummer cải tiến, sử dụng dung dịch NH3 làm tác nhân khử và kết hợp với siêu âm.
+ Báo cáo kết quả xây dựng quy trình tổng hợp
vật liệu nickel (II) oxide (NiO) và NiO/GQDs có kích thước nano bằng phương pháp thuỷ
nhiệt.
+ Báo cáo kết quả xây dựng quy trình hấp phụ
lượng dư kháng sinh hoặc kim loại trong nước nuôi trồng thuỷ sản và thử nghiệm kháng khuân một số vi khuẩn thường
gặp cho tôm, cá từ đó đánh giá và so sánh với các quy chuẩn của
Quốc gia và WHO.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
+ 01 bài báo khoa học
đăng trên Tạp chí quốc tế nằm trong danh mục ISI/Scopus.
- Định hướng mục tiêu:
+ Xác định nhu cầu điều trị tăng huyết áp bằng y học cổ truyền ở bệnh
nhân tăng huyết áp nguyên phát tại tỉnh Quảng Bình.
+ Nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng nhĩ châm trong điều trị tăng
huyết áp ở nhân viên y tế tuyến y tế cơ sở tại tỉnh Quảng Bình.
+ Đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị tăng huyết áp bằng nhĩ châm ở bệnh
nhân tăng huyết áp nguyên phát tại tỉnh Quảng Bình.
+ Xây dựng kế hoạch lồng ghép hỗ trợ điều trị tăng huyết áp bằng nhĩ
châm trong hoạt động điều trị tại tuyến y tế cơ sở tại tỉnh Quảng Bình.
- Dự kiến sản phẩm:
+ 01 báo cáo toàn văn nghiên cứu.
+ 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục Scopus.
+ 01 bài báo trong nước thuộc danh mục được tính điểm Hội đồng Giáo sư
Nhà nước.
+ 50 nhân viên y tế tại tuyến y tế cơ sở được tập huấn về phương pháp
nhĩ châm trong điều trị tăng huyết áp.
+ 01 quy trình lồng ghép điều trị tăng huyết áp bằng nhĩ châm ở bệnh
nhân tăng huyết áp nguyên phát tại tuyến y tế cơ sở tại tỉnh Quảng Bình.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Đánh giá nguy cơ xảy ra các biến cố do nhồi máu cơ tim và đột quỵ
bằng thang điểm “ASCVD Risk Estimator Plus” trên đối tượng người trưởng thành
tại tỉnh Quảng Bình.
+ Khảo sát mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ tim mạch trên người
trưởng thành với phân tầng nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ qua công cụ
“ASCVD Risk Estimator Plus”
- Dự kiến sản phẩm:
+ 01 báo cáo toàn văn nghiên cứu cung cấp các số liệu đánh giá về thực
trạng nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim và đột quỵ cho người dân trên địa bàn tỉnh,
xác định một số các yếu tố liên quan đến tình hình bệnh lý tại địa phương, từ
đó đưa ra các giải pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng khám chữa bệnh cho
người dân.
+ Các báo cáo chuyên đề.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
+ 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục Scopus.
+ 01 bài báo trong nước thuộc danh mục được tính điểm Hội đồng Giáo sư
Nhà nước.
- Định hướng mục tiêu:
+ Xác lập quyền sử
hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể “Ram Ba Đồn” cho sản
phẩm ram của thị xã Ba Đồn và “Men Riềng Quảng Long” cho sản phẩm Men Riềng của
Phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn.
+ Thiết lập và vận hành mô hình, cơ chế quản lý các nhãn hiệu tập thể trên thực tế với quy mô thí điểm.
+ Bảo đảm các sản
phẩm mang nhãn hiệu tập thể khi lưu thông trên thị trường được kiểm sát, quản
lý chặt chẽ.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ NHTT “Ram Ba Đồn”.
+ Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ NHTT “Men Riềng
Quảng Long”.
+ Giấy chứng nhận NHTT “Ram Ba Đồn” hoặc đơn
chấp nhận hợp lệ.
+ Giấy chứng nhận NHTT “Men Riềng Quảng Long” hoặc đơn chấp nhận hợp
lệ.
+ Các quy định về quản lý, khai thác
nhãn hiệu tập
thể “Ram
Ba Đồn” và “Men Riềng Quảng
Long”.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Điều tra khảo sát tổng hợp thực trạng, quá trình
diễn biến bồi lắng, thực tế hoạt động khai thác cát lòng sông của các doanh
nghiệp và thực trạng các hoạt động xã hội chi phối quá trình bồi lắng cát lòng
sông nhằm tạo lập đầy đủ dữ liệu thông tin ban đầu về bồi lắng cát trên hệ
thống sông Gianh, sông Nhật Lệ;
+ Làm rõ thực trạng và vai trò của các tác nhân
gây bồi lắng (như địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất thủy văn, đặc điểm địa
động lực dòng sông...), xác định được thực trạng bồi
lắng cát trên các đoạn Trung + Hạ lưu sông thuộc hệ thống sông Gianh, sông Nhật Lệ;
+ Ứng dụng mô hình công nghệ nhằm xác định
được diễn biến quá trình bồi lắng và đánh giá, dự báo được lượng cát tích tụ
hằng năm trên các đoạn Trung - Hạ lưu thuộc hệ thống sông
Gianh, sông Nhật Lệ (Kiến Giang và Long Đại);
+ Tạo lập cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phục
vụ công tác cấp phép khai thác các mỏ cát sỏi lòng sông được chính xác, đúng
quy định, giảm sự thất thoát lạng phí tài nguyên, tăng thu ngân sách, góp phần nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài
thể hiện đầy đủ các nội dung và kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài (dạng
file và dạng văn bản), đảm bảo chất lượng chuyên môn, đúng quy trình, quy phạm.
+ Sơ đồ phân bố và khoanh định các khu vực có triển vọng tiềm năng, các
mỏ cát sỏi lòng sông phục vụ định hướng cấp phép khai thác - Đảm bảo tính rõ
ràng, chi tiết và đúng theo quy phạm.
+ Báo cáo đánh giá chất lượng trữ lượng tài nguyên cát sỏi lòng sông
bồi lắng hằng năm - Ngắn gọn, súc tích và thể hiện đầy đủ các thông tin chuyên
môn.
+ Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thực tế hoạt động
khai thác cát sỏi trên các đoạn Trung - Hạ lưu thuộc hệ thống sông Gianh, sông
Nhật Lệ.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Thử nghiệm ứng dụng gói giải pháp tích hợp các chế phẩm nano (Ag0, Cu0, Fe0
và Co0) để phòng, trị bệnh và kích thích sinh trưởng, tăng
năng suất thu hoạch cho cây ngô và cây ớt trên địa bàn các huyện ven biển tỉnh
Quảng Bình;
+ Thiết lập gói giải pháp xử lý giống ngô và ớt bằng các chế phẩm nano
(Ag0, Cu0, Fe0, Co0) nhằm làm tăng khả năng sinh trưởng, khả năng chống chịu
bệnh cho cây ngô và cây ớt và tăng năng suất thu hoạch trên 20 %/ha.
+ Chuyển giao thành công mô hình trồng ngô và ớt thương phẩm ứng dụng
các chế phẩm nano (Ag0, Cu0,
Fe0 và Co0).
- Dự kiến sản phẩm:
+ Vật liệu
nano sắt, nano đồng, nano coban có kích thước <100 nm, mỗi loại 200 gam,
dung dịch nano Ag: 200 lít, nồng độ 500 ppm.
+ Quy trình xử lý hạt giống bằng nano Fe0, Cu0,
Co0 đối với cây ngô và cây ớt.
+ Mô hình trình diễn kỹ thuật
trồng ngô và ớt thương phẩm ứng dụng gói giải pháp xử lý hạt giống và phòng trị
bệnh cho cây ngô và cây ớt bằng các chế phẩm nano (Ag0, Cu0,
Fe0 và Co0) quy mô 05 ha/vụ cho mỗi loại cây triển
khai trong hai vụ liên tiếp đảm bảo tăng năng suất trên 20% tại khu vực ven
biển tỉnh Quảng Bình.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Xây dựng được quy trình kĩ thuật sản xuất giống cá Chẽm từ giai đoạn
trứng đến cá hương (2-3 cm) ở quy mô thương mại phù hợp với điều kiện khí hậu
tại tỉnh Quảng Bình.
+ Xây dựng được quy trình kĩ thuật sản xuất giống cá Chẽm từ giai đoạn
cá hương đến cá giống (8-10 cm) ở quy mô thương mại phù hợp với điều kiện khí
hậu tại tỉnh Quảng Bình nhằm đáp ứng nhu cầu giống cá Chẽm ở Quảng Bình và các
tỉnh phía Bắc.
+ Xây dựng được quy trình kĩ thuật nuôi thương phẩm cá Chẽm phù hợp với
điều kiện khí hậu tại tỉnh Quảng Bình.
- Dự kiến sản phẩm:
+ 01 quy trình kĩ thuật sản xuất giống cá Chẽm từ giai đoạn trứng đến
cá hương (2-3 cm) phù hợp với điều kiện khí hậu tại tỉnh Quảng Bình.
+ 01 quy trình kĩ thuật sản xuất giống cá Chẽm từ giai đoạn cá hương
đến cá giống (8-10 cm) phù hợp với điều kiện khí hậu tại tỉnh Quảng Bình.
+ 01 quy trình kĩ thuật nuôi thương phẩm cá Chẽm phù hợp với điều kiện
khí hậu tại tỉnh Quảng Bình.
+ 15 vạn cá chẽm giống kích cỡ (8-10 cm) được bán ra thị trường Quảng
Bình và các tỉnh phía Bắc.
+ Sản phẩm Chẽm thương phẩm khoảng 02 tấn.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
- Định hướng mục tiêu:
Xây dựng quy trình công
nghệ chế biến một số sản phẩm thực phẩm (khoai lang sấy dẻo, bột dinh dưỡng
khoai lang hòa tan, mì sợi khoai lang, bánh phồng tôm khoai lang...) từ củ
khoai lang của tỉnh Quảng Bình. Từ đó góp phần giải quyết đầu ra, nâng cao giá
trị của cây khoai lang, thúc đẩy nghề trồng và chế biến khoai lang của tỉnh
phát triển.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Báo cáo xác định thời
điểm thu hoạch củ khoai lang thích hợp cho quá trình chế biến.
+ Quy trình công nghệ
chế biến một số sản phẩm thực phẩm (khoai lang sấy dẻo, bột dinh dưỡng khoai
lang hòa tan, mì sợi khoai lang, bánh phồng tôm khoai lang...) từ củ khoai lang
của tỉnh Quảng Bình.
+ Báo cáo kết quả phân
tích đánh giá chỉ tiêu hóa lý, hóa sinh, vi sinh và cảm quan của sản phẩm.
+ Mô hình chế biến một
số sản phẩm thực phẩm (khoai lang sấy dẻo, bột dinh dưỡng khoai lang hòa tan,
mì sợi khoai lang, bánh phồng tôm khoai lang) từ củ khoai lang tại Hợp tác xã nông sản Vân Di,
xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, với quy mô mỗi loại sản
phẩm 50kg/mẻ chế biến.
+ Bộ tiêu chuẩn cơ sở
cho một số sản phẩm thực phẩm (khoai lang sấy dẻo, bột dinh dưỡng khoai lang
hòa tan, mì sợi khoai lang, bánh phồng tôm khoai lang) từ củ khoai lang của
tỉnh Quảng Bình.
+
Báo cáo phân tích đánh giá chất lượng của sản phẩm chế biến tại mô hình và đánh
giá hiệu quả kinh tế.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
- Định hướng mục tiêu:
+ Tổng hợp nano silica (SiO2) từ cát
trắng hoặc vỏ trấu.
+ Điều chế acid humic (HA) từ than bùn có sẵn ở các mỏ
thuộc 2 huyện Quảng Trạch và Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
+ Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano silica trên nền acid humic (SiO2/HA).
+ Đặc trưng các vật liệu SiO2, HA và SiO2/HA sau khi tổng hợp được bằng các phương pháp hoá lý hiện đại.
+ Nghiên cứu thử nghiệm, sử dụng một số chế phẩm nano silica trên nền acid
humic từ than bùn ở huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình làm phân bón ở dạng rắn và lỏng cho cây trồng.
- Dự kiến sản phẩm:
+
Quy trình tổng hợp nano silica (SiO2) từ cát trắng hoặc vỏ trấu bằng bằng
phương pháp thuỷ nhiệt đạt hiệu suất trên 90 % và theo tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 11407:2019 về phân bón.
+ Quy trình điều
chế axit humic từ than bùn ở tỉnh Quảng Bình.
+ Quy trình tổng
hợp phân bón nano
silica trên nền acid humic được điều chế từ than bùn Quảng Bình. Đạt với
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng phân bón.
+ Xây dựng được ít nhất 01 mô hình ứng dụng phân bón nano silica trên nền acid humic được
điều chế từ than bùn Quảng Bình vào cây trồng trên thực tế tại địa phương.
+ Hỗ trợ đào tạo 01 NCS hoặc
01 thạc sĩ theo hướng của đề tài.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
+ 01 bài báo khoa học đăng trên Tạp chí quốc tế nằm
trong danh mục ISI/Scopus.
+ 01 báo khoa học đăng trên Tạp chí Khoa học chuyên ngành nằm trong danh
sách được hội đồng Giáo sư Nhà nước tính điểm.
- Định hướng mục tiêu:
- Dự kiến sản phẩm:
- Định hướng mục tiêu:
+ Điều tra, xây dựng danh lục các loài cây thuốc
mọc tự nhiên ở các sinh cảnh khác nhau ở vùng nam Quảng Bình; trên cơ sở đó xác
định khả năng suy thoái, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ cây thuốc.
+ Xác định điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai,
nguồn nước), khả năng trồng, sơ chế các loại dược liệu có giá trị cao và khả
năng tiêu thụ.
+ Xây dựng bộ sưu tập cây thuốc phục vụ lưu trữ,
học tập, nghiên cứu và trưng bày triển lãm.
+ Xây
dựng quy trình nhân giống, trồng, sơ chế các loài dược liệu có giá trị cao ở
quy mô nông hộ; tìm kênh tiêu thụ nguồn dược liệu trồng được.
- Dự kiến sản phẩm:
+ Báo cáo tổng hợp điều tra cây thuốc huyện Lệ
Thủy, kèm theo hình ảnh minh họa và các bài thuốc dân gian đã sưu tập.
+ Bộ quy trình kỹ nhân giống, kỹ thuật trồng và
sơ chế các loài dược liệu có giá trị cao tại huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.
+ Bộ sưu tập cây thuốc phục vụ lưu trữ, học tập,
nghiên cứu và trưng bày triển lãm.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
+ 01 Bài báo đăng trên tạp chí uy tín (có tính
điểm); 01 khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc báo cáo NCKH sinh viên đại học.
17. Đề tài: Xây dựng mô hình tương đương cho kết cấu
sàn phẳng bê tông cốt thép sử dụng hộp nhựa tái chế phục vụ thiết kế công trình
dân dụng.
- Định hướng mục tiêu:
+
Khảo sát hiện trạng sử dụng giải pháp sàn hộp tại Quảng Bình và một số tỉnh,
thành khác.
+
Xây dựng hướng dẫn thiết kế nhà ở sử dụng sàn hộp dựa trên các quy định của
Eurocode và TCVN.
- Dự kiến sản phẩm:
+
Một tài liệu hướng dẫn xác định độ cứng của kết cấu tấm vỏ mỏng tương đương với
sàn hộp bằng phương pháp mô phỏng số.
+
Một tài liệu hướng dẫn thiết kế sàn phẳng sử dụng lõi tạo rỗng là hộp nhựa tái
chế.
+
Các báo cáo chuyên đề khoa học.
+ Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo thống kê kết quả nghiên
cứu.
+
02 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành nằm trong danh
sách được hội đồng Giáo sư nhà nước tính điểm.