Mô hình nuôi tôm càng xanh xen vụ lúa đang được coi là hướng đi mới giúp nâng cao đời sống người dân ở Đồng Tháp.

Khi mùa mưa tới, kết thúc 2 vụ nuôi tôm sú, các diện tích nuôi tôm đã bị ngọt hóa. Lúc này người dân tập trung cho công tác rửa mặn, cài tạo đất để chuẩn bị trồng lúa trên đất nuôi tôm.
Bắt đầu từ việc một vài hộ dân thử nghiệm nuôi tôm càng xanh xen lúa cho lại thu nhập cao hơn nuôi cá, cua xen với trồng lúa; mô hình này đã được phát triển rộng rãi.

Nuôi tôm càng xanh xen lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn bởi khi nuôi trồng kết hợp, lúa ít sâu bệnh, tôm càng xanh phát triển tốt, tỷ lệ sống cao, đồng thời giảm đáng kể thức ăn bổ sung cho tôm.Mặt khác, tôm càng xanh có giá trị thương phẩm cao, thị trường tiêu thị ổn định.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh đơn giản hơn nuôi tôm sú. Mật độ thả nuôi từ 2-3 con/m2. Bổ sung thức ăn nhân tạo như ốc, vẹm, cá, cua, tép, chuột, trùng, mực…hoặc lúa, gạo, khoai mì, khoai lang…

Chỉ tính riêng vụ mùa năm 2015, toàn vùng chuyển đổi thực hiện mô hình luân canh tôm - lúa huyện Phước Long đã thả nuôi trên 6.000 ha tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa, năng suất cuối vụ thu hoạch bình quân đạt 4,6 tấn/ha, cá biệt có nhiều hộ đạt gần 5 tấn/ha. Với giá 180.000/kg, các hộ nuôi thu lãi cả trăm triệu đồng. Vụ lúa lấp trên đất nuôi tôm năm nay, ngành nông nghiệp huyện Phước Long tiếp tục phát động nông dân nhân rộng mô hình hiệu quả này ở những nơi có điều kiện.