Đường đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa.
Những cây chè cổ thụ thường chìm trong sương mù.
Theo người cao tuổi trong bản, những cây chè cổ thụ này đã có từ 3 đời trước.
Gốc chè cổ thụ có đường kính lớn, 2-3 cũng không ôm hết.
Cành có nhiều rêu, địa y.
Nhiều người có thể trèo lên cây chè cùng lúc.
Có những cây chè cổ thụ cao hơn 3 mét, tán lá xum xuê.
Để hái những búp chè ngon, người dân địa phương phải trèo lên cao.
Hái một gùi búp chè non về chế biến.
Ngay từ khi búp chè còn non đã có thể bán với giá từ 40-70
ngàn đồng/kg, cao gấp 10 lần so với chè tươi vùng khác.
Nay bà con không phải sao chè thủ
công bằng chảo như trước, mà đã đầu tư lò sao chè.
Ban đầu phải đốt lửa trong lò thật nóng.
Tiếp đến, quay cho lồng sắt nóng đều, rồi cho những búp chè tươi vừa hái được vào.
Quay đều cho đến khi lá chè khô thì mang ra vò bằng tay.
Mỗi lần vò sẽ tạo ra cám chè, bán từ 40-70 ngàn/kg.
Sau đó lại tiếp tục cho chè vào lò. Công đoạn này phải làm nhiều lần.
Cho đến khi đạt độ khô.
Thành phẩm sẽ được bán với giá từ 200-700 ngàn đồng/kg.
Chăm sóc tốt những cây chè cổ thụ, trồng thêm nhiều chè Shan tuyết, đời sống bà con ngày càng
ổn định