Sau 2 năm thực hiện, đề tài “Phát triển các dòng vi sinh bản địa có lợi cho đất trong việc ứng dụng các mô hình luân canh bền vững trên đất phèn tỉnh Hậu Giang” do Phó Giáo sư - tiến sỹ Tất Anh Thư làm chủ nhiệm đã thu được các kết quả


Sau 2 năm thực hiện, đề tài “Phát triển các dòng vi sinh bản địa có lợi cho đất trong việc ứng dụng các mô hình luân canh bền vững trên đất phèn tỉnh Hậu Giang” do Phó Giáo sư - tiến sỹ Tất Anh Thư làm chủ nhiệm đã thu được các kết quả: Sử dụng hai dòng vi khuẩn cố định đạm azospirillum sp., azospirillum amazonense kết hợp công thức phân 60N-60P-60K trên khoai lang và 75N-60P-90K trên khoai mỡ làm tăng đường kính và năng suất củ; sử dụng hai dòng vi khuẩn hòa tan lân pseudomonas fluorescens strain smppsap4, pseudomonas putida strain S18 kết hợp công thức phân 40N-60P-90K cho năng suất khoai cao hơn; xử lý việc bón vùi xác bã khoai lang hoặc khoai mỡ bằng trichoderma harziamum, trichoderma asperellum và trichoderma-ĐHCT kết hợp công thức phân 80N-60P-30K làm tăng chiều cao cây, sinh khối khô của thân, lá và do đó tăng năng suất lúa, tăng hấp thu đạm, lân và kali trong hạt lúa.