Quả chôm chôm có xuất xứ ở khu vực này được được thương mại gắn với tên gọi Long Khánh, trở thành lựa chọn đối với người tiêu dùng trên thị trường.
Địa danh Long Khánh được hình thành năm 1837, thuộc 2 phủ Long An và Phước Khánh, là vùng đất chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận. Trải qua nhiều lần tách, nhập về địa giới hành chính, Long Khánh đã trở thành đô thị loại III vào năm 2015.
Long Khánh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đầu mối giao thương hàng hóa giữa các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Đó là lợi thế cho sự phát triển kinh tế nói chung, cơ sở hình thành danh tiếng của sản phẩm gắn liền với vùng đất này, trong đó có quả chôm chôm Long Khánh.
Ảnh: Sinhhocvietnam.
Trong những khu vườn ăn trái bát ngát ở khu vực Long Khánh, những vườn chôm chôm nối dài, vào mùa chôm chôm chín những khu vườn tạo ra vẻ đẹp rực rỡ với hàng vạn trái xanh, vàng, đỏ chen chúc nhau.
Chưa có tài liệu nào xác thực về sự xuất hiện của chôm chôm tại Long Khánh, nhưng người dân trồng chôm chôm đã trải qua 2-3 thế hệ. Nhiều vườn chôm chôm với những cây cổ thụ có độ tuổi trên 30 năm, đó là bằng chứng sống chứng minh cho lịch sử và sự hình thành lâu đời của chôm chôm ở vùng đất này.
Khu vực này trở thành vựa chôm chôm lớn nhất cả nước, với thị trường rộng khắp cả nước và xuất khẩu. Quả chôm chôm có xuất xứ ở khu vực này được được thương mại gắn với tên gọi Long Khánh, trở thành dấu hiệu quan trọng, lựa chọn đối với người tiêu dùng trên thị trường.
Phương Thảo - Hương Trang (Cục Sở hữu trí tuệ)