Sau khi thu hoạch thì bảo quản là một trong những công đoạn quan trọng nhất giúp hạt dẻ Trùng Khánh giữ được hương vị thơm ngon và hàm lượng chất dinh dưỡng.
Thu hái xong phải chất đống đúng kiểu, trong thời gian chất đống hạt dẻ sẽ tiếp tục chín thêm vừa có lợi cho bảo quản vận chuyển và làm cho màu sắc hạt dẻ đẹp. Thời gian chất đống không nên quá 7-10 ngày.
Chiều cao đống không quá 0,5 - 1 m, không được dẫm đạp lên đống để tránh ép chặt. Tốt nhất đem những quả hái về được đổ ra trên đất rồi dùng xẻng gõ lên trên đống như vậy có thể giữ được khe hở đầy đủ để điều tiết nhiệt độ trong đống, về thông hơi ở vị trí cách nhau 5m cắm 1 bó ống tre nhỏ hoặc thân cây cao lương làm ống thông hơi, nếu chất đống trong nhà cần chú ý điều kiện thông hơi qua cửa sổ.
Hạt dẻ Trùng Khánh sau khi thu hoạch. Ảnh: Dulichvietnam.
Hạt dẻ khi vừa mới bóc ra khỏi quả thường có hiện tượng thoát nhiệt gọi là “đổ mồ hôi” nếu thấy quả nào bị sâu phải nhặt bỏ ngay. Khi bảo quản vận chuyển số lượng lớn có thể phun hóa chất Carbon disulfide, ở nhiệt độ trên 20T mỗi mét khối dùng 20 ml thuốc xử lý đóng Tán 20 giờ có thể tiêu diệt toàn bộ sâu bọ mà không phát sinh độc hại do thuốc đối với hạt dẻ khi sử dụng.
Việc hư hỏng, biến chất của hạt dẻ trong thời gian bảo quản và vận chuyển là một vấn đề nghiêm trọng. Nguyên nhân trực tiếp gây ra hư hỏng là do sự xâm nhập của những loại nâm hại như nấm mốc xanh (Penicilliu sp) thường gây hại ở gân đáy của hạt; nâm lưỡi liêm (Fusarium sp) thường phát sinh trên chồi mâm; nâm liệt tập (Schizophyllum sp) gây hư hỏng nghiêm trọng.
Nhưng nguyên nhân chính của sự hư hỏng này lại ở trạng thái sinh học của hạt dẻ trong thời kỳ bảo quản.
Bảo quản lạnh: Hạt dẻ đóng vào túi chồng lên nhau trong kho lạnh ở nhiệt độ 0 - 2°c. Sử dụng loại túi này dẻ bị mất nước nhiều. Sử dụng túi nilón có đục lỗ, thời gian bảo quản được lâu hơn (3 tháng) hạn chế được sự mất nước của hạt.
Bảo quản bằng cát: Trên mặt sàn nhà mát mẻ, rải được lớp thân cây ngô hoặc rơm rạ sau đó rải 1 lớp cát dày 5-10 cm. Trên cát chất đống hạt Dẻ, hoặc trộn 1 phần cát 2 phần hạt dẻ rồi vun đống, hoặc 1 lớp cát 1 lóp hạt dẻ xen kẽ nhau, mỗi lớp dày 5 cm lớp trên cùng phủ 5 - 10 cm trên lớp trên cùng đậy rơm rạ, tổng chiều cao 1 m. Vùi trong cát, độ ẩm cát không nên quá lớn, hàm lượng nước nói chung khoảng 15 - 30%. Thời gian bảo quản duy trì được trên dưới 5 tháng. Trong điều kiện nhiệt độ bình thường, thời gian bảo quản có thể kéo dài trên 9 tháng.
Bảo quản bằng tro trấu, mùn cưa: Vật liệu gồm mùn cưa chọn loại mùn cưa mới ra chưa bị mốc và tro trấu xử lý ngâm nước lã 1 tuần, rửa sạch. Gồm có 2 cách
Bảo quản trong thùng gỗ: Đem hạt dẻ và vật liệu trộn kỹ sau đó đựng vào thùng gỗ rồi phủ thêm lên trên 1 lớp vật liệu dày khoảng l0 cm, đem thùng đặt ở chỗ thoáng mát để bảo quản.
Công đoạn lấy hạt dẻ từ quả. Ảnh: Baocaobang.
Chất đống trong nhà: Nhà phải thông thoáng mát mẻ, lấy gạch quây thành 1 ô vuông 1m2 cao độ 40cm. Trong ô vuông trước hết lót 1 lớp vật liệu dày 5 cm sau trộn hạt dẻ và vật liệu theo tỷ lệ 1:1 đổ vào ô vuông, tầng trên cùng đắp phủ 10 cm vật liệu.
Trong toàn bộ thời gian bảo quản phải kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, điều kiện thông gió trong nhà và tình trạng thành phần nước trong tủ gỗ hoặc trong ô vuông. Nếu gặp nhiệt độ quá cao hay độ âm quá lớn phải kịp thời thông gió, nêu phát hiện có thối mốc phải kịp thời tháo gỡ ra kiểm tra, xử lý.
Bảo quản khô:Phương pháp này gồm có hong gió cho khô, phơi nắng, sấy băng than hoặc chê biên thành bột đê bảo quản dài ngày.
Đựng chum vại: Khi bảo quản hạt dẻ số lượng ít có thể đem hạt dẻ bỏ vào chum vại miệng nhỏ đã rửa sạch lau khô (tuyệt đối không dùng vỏ đựng bình rượu) chỉ đổ đầy 8 phần sau đó đút rơm hay lá dẻ rồi đem chum vại đó lật úp lại đặt trên sàn nhà bằng gỗ hoặc trên đất kho ráo, như vậy có thể bảo quản được đến vụ xuân.