Nghề khai thác ngán tại các vùng ven biển Quảng Ninh có từ rất lâu, trong nhiều gia đình các hộ ngư dân ven biển, nhiều hộ có truyền thống 2-3 thế hệ tham gia vào việc khai thác ngán.
Nghề khai thác ngán tại các vùng ven biển Quảng Ninh có từ rất lâu, trong nhiều gia đình các hộ ngư dân ven biển, nhiều hộ có truyền thống 2-3 thế hệ tham gia vào việc khai thác ngán.
Nếu tính về thâm niên của người dân đi khai thác thì nhiều người đã có thâm niên hơn 30 năm, kỹ thuật khai thác đã trở nên thuần thục, họ có thể nhận biết tổ ngán (nơi ngán sống) bằng cảm quan về mắt và khứu giác.
Người dân phân loại ngán sau khi đánh bắt. Ảnh: Quangyen.
Con ngán Quảng Ninh có tập tính ăn lọc nên hệ sinh vật phù du trên môi trường nước mặt đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển và chất lượng của con ngán.Với những tác động trực tiếp của thuỷ triều, dòng chảy và phù sa của các con sông ngắn đã hình thành một môi trường sinh khối có hệ sinh thái phù du phát triển mạnh, nhiều phù sa và chất dinh dưỡng. Đây là yếu tố làm cho chất lượng con ngán Quảng Ninh có độ ngọt đậm và vị béo ngậy.
Con ngán Quảng Ninh chỉ phân bố trên những khu rừng ngập mặn có sự phát triển của các loài cây như đước, bần, sú vẹt… Do đó, các khu rừng đều được con người bảo vệ để duy trì tính tự nhiên, không làm thay đổi môi trường sống, duy trì nước triều xâm nhập thường xuyên, nồng độ mặn của nước đảm bảo điều kiện thích hợp cho con ngán sinh sống.
Phương Thảo - Hương Trang (Cục Sở hữu trí tuệ)