Các bí quyết lâu đời trong việc canh tác cây quýt của người dân địa phương kết hợp với quy trình kỹ thuật khoa học trong việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản quýt cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên chất lượng đặc thù của quýt Bắc Kạn.
Trên địa bàn huyện Bắc Kạn gồm 7 dân tộc anh em sinh sống là: dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 80% tổng dân số của toàn tỉnh. Cùng với đó, điều kiện đất đai, khí hậu của tỉnh thuận lợi, là điều kiện để người dân phát triển các loại cây trồng, trong đó có cây quýt.
Chính vì vậy, các bí quyết lâu đời trong việc canh tác cây quýt của người dân địa phương kết hợp với quy trình kỹ thuật khoa học trong việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản quýt cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên chất lượng đặc thù của quýt Bắc Kạn.
Những trái quýt Bắc Kạn mọng nước nhờ bàn tay khéo léo chăm sóc của con người. Ảnh: Backantv.
Để đảm bảo chất lượng đặc thù của quýt Bắc Kạn, người dân cần tuân thủ các quy trình nhân giống, thiết kế vườn trồng phải đảm bảo các yêu cầu: thoát nước tốt trong mùa mưa; hạn chế và ngăn chặn các sâu bệnh xâm nhiễm từ bên ngoài; vườn thông thoáng, chống xói mòn để giữ độ phì cho đất.
Cùng với đó là các kỹ năng chăm sóc sau khi trồng như làm cỏ, tưới nước, bón phân, đốn tỉa, đốn tạo hình, đốn duy trì, ngắt hoa, phun các chất điều tiết sinh trưởng, phòng trừ sâu bệnh… Những yếu tố đó đòi hỏi sự tỉ mỷ và kỹ năng được tích lũy trong đời sống sản xuất, được truyền qua nhiều thế hệ.
Phương Thảo - Hương Trang (Cục Sở hữu trí tuệ)