Lúa được trồng ở vùng lòng chảo Điện Biên chủ yếu trong phạm vi từ độ cao 600m trở xuống so với mực nước biển. Người dân sản xuất lúa trên 2 nhóm đất là đất phù sa và đất đỏ vàng.
Tài nguyên đất của Điện Biên khá rộng về diện tích, phong phú và đa dạng về chủng loại. Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia thành 7 nhóm chính, đó là: Đất phù sa, đất đen vùng nhiệt đới, đất đỏ vàng hay còn gọi là đất Feralit, đất mùn - vàng đỏ trên núi, đất mùn alít trên núi cao, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước và đất dốc tụ. Trong đó, diện tích đất phù sa trên toàn tỉnh chiếm 1,35% diện tích đất của toàn tỉnh, tương ứng với 12.622 ha. Khu vực phân bố của đất phù sa là các vùng bồi đắp của các sông suối, rộng nhất là vùng bồi đắp của sông Nậm Rốm và Nậm Núa, hình thành lên cánh đồng Mường Thanh, nằm trong vùng lòng chảo Điện Biên.
Tại vùng lòng chảo Điện Biên, có diện tích tự nhiên khoảng hơn 16.171,6 ha, tồn tại nhiều loại đất khác nhau, trong đó tập trung thành hai nhóm đất chính:
Đất phù sa: Chiếm 41,4% tổng diện tích khu vực lòng chảo.
Đất đỏ vàng, nâu vàng..: chiếm 56,8% diện tích đất của cả vùng.
Lúa được trồng ở vùng lòng chảo Điện Biên chủ yếu trong phạm vi từ độ cao 600m trở xuống so với mực nước biển. Người dân sản xuất lúa trên 2 nhóm đất là đất phù sa và đất đỏ vàng, cụ thể là:
Ngoài giống, chăm sóc thì yếu tố đất đai ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng gạo. Ảnh: Dacsantaybac.
Nhóm đất phù sa: Đất phù sa được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ chủ yếu của sông Nậm Rốm, Nậm Núa và 1 số sông suối lớn trong vùng lòng chảo, đã tạo nên cánh đồng vùng lòng chảo Điện Biên màu mỡ. Do vị trí địa lý và bản chất của các sản phẩm phù sa được bồi đắp khác nhau nên đặc điểm của chúng rất đa dạng. Nhóm đất phù sa tại lòng chảo Điện Biên được chia ra 5 loại đất chính gồm đất phù sa được bồi trung tính ít chua; Đất phù sa không được bồi trung tính ít chua; Đất phù sa glây; Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng; Đất phù sa ngòi suối. Trong đó hai loại là đất phù sa gley (Pg) và đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf) chiếm 74,46% diện tích.
Nhóm đất đỏ vàng: Nhóm đất đỏ vàng phân bố rộng khắp trên các vùng đồi núi thấp. Ở nhóm đất này, thảm thực vật có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và đặc điểm các loại đất (tích luỹ mùn, giữ nước, chống xói mòn...). Nhóm đất đỏ vàng ở vùng lòng chảo Điện Biên được phân ra 5 loại đất chính: Đất nâu đỏ trên đá bazan; Đất đỏ vàng trên đá phiến sét; Đất vàng đỏ trên đá granit; Đất nâu vàng trên phù sa cổ; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước. Trong đó, người dân có trồng lúa nước trên 3 loại đất: Đất nâu đỏ trên đá bazan; Đất đỏ vàng trên đá phiến sét; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước.
Ở Việt Nam, lúa được gieo trồng trên nhiều loại đất khác nhau, theo thứ tự sau: Đất phù sa, đất gley, đất mặn, đất phèn, đất mới biến đổi, đất cát biển, đất xám và đất đỏ. Đặc biệt là lúa nước thích hợp với đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét, hàm lượng dinh dưỡng tổng số khá, độ pH từ 4,5-7. Đối với đất phù sa, loại đất thích hợp nhất là đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, đất gley, đất thung lũng ít chua, quan trọng là đất phải giữ được một lớp nước mặt.
Xét trên các yếu tố chất lượng về đất so với yêu cầu trồng lúa, đất ở khu vực lòng chảo Điện Biên (khu vực trồng lúa) có những đặc điểm sau:
Đất ở khu vực lòng chảo có thành phần từ trung bình đến thịt nhẹ, hàm lượng sét tầng mặt là 35,95%, tầng dưới là 42,7%. Độ pH ở mức độ chua và ít chua, tầng 0-20 cm có pH đạt 4,46 và 4,69 ở tầng 20 - 45cm. Về cation trao đổi ở mức độ khá, mức độ trao đổi Ca++ đạt trung bình từ 5,29 (đất phù sa gley) và 6,79 lđl/100g đất (đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng), dung tích hấp thu thì đất trồng lúa ở mức độ trung bình.
Hàm lượng chất hữu cơ (OM) ở mức độ trung bình đến giầu, ở tầng mặt (0-20cm) đạt 2,38% (mức giầu >2%), hàm lượng đạm, lân tổng số ở mức độ trung bình đến giầu, cụ thể là đạm tổng số ở tầng mặt đạt 0,16% (mức giầu > 0,15), lân tổng số ở tầng mặt đạt 0,12% (mức giầu > 0,1). Lượng kali tổng số và lân dễ tiêu ở mức độ nghèo đến trung bình, cụ thể kali tổng số tầng mặt đạt 0,98% (mức nghèo < 1%), lân dễ tiêu tầng mặt đạt 9,12% (mức nghèo < 10%).
Đặc điểm về các loại đất chính trồng lúa khu vực lòng chảo có những đặc điểm lý hóa cụ thể như sau:
Chất lượng đất trồng lúa ở khu vực lòng chảo điện biên ở mức độ tốt so với yêu cầu của cây lúa, đặc biệt là hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân tổng số ở mức độ trung bình đến giầu. Nếu so sánh với chất lượng đất trồng lúa ở khu vực huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (một trong những vùng trồng lúa có chất lượng tốt chất ở Đồng bằng sông Hồng) thì chất lượng đất ở khu vực lòng chảo có độ phì kém hơn, thành phần cơ giới nhẹ hơn nhưng hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân tổng số cao hơn.
Với vị trí là một khu vực trồng lúa trên vùng miền núi, có độ cao trên 450m so với mặt nước biển, thì đây là một điều kiện rất thuận lợi cho cây lúa, xét về điều kiện đất đai không thua kém nhiều so với khu vực trồng lúa ở Đồng bằng Sông Hồng.