Quỹ Nghiên cứu ứng dụng VinTech Fund (VinTech City) vừa công bố 12 dự án khoa học đầu tiên được nhận đầu tư từ Quỹ, với tổng giá trị lên tới 86 tỉ đồng.
Một workshop tư vấn hướng dẫn tham gia quỹ tài trợ nghiên cứu ứng dụng VinTech Fund.
Các dự án nhận tài trợ phải đáp ứng 3 yêu cầu: có hàm lượng và lợi thế cạnh tranh về mặt công nghệ; có khả năng thương mại hóa; và nhóm nghiên cứu, đặc biệt người chủ trì, có năng lực thực thi.
Tháng 5 năm nay, hưởng ứng thông điệp MAKE IN VIETNAM vừa được Thủ tướng truyền đi,
VinTech Fund đã kêu gọi đợt nộp hồ sơ đầu tiên và dự kiến sẽ tài trợ cho 15 hồ sơ xuất sắc nhất, mỗi hồ sơ 10 tỷ đồng.
Chỉ sau 1 tháng ra thông báo, Quỹ VinTech Fund đã nhận được hơn 200 hồ sơ, tuy nhiên số hồ sơ được chọn cuối cùng chỉ có 12.
“Chúng tôi nhìn thấy rõ hai ‘trường phái’, hoặc thiên về nghiên cứu khoa học, chưa có nhiều thông tin thị trường, hoặc thuần về tính cải tiến công nghệ cơ bản để thương mại,” bà Trương Lý Hoàng Phi, Tổng Giám đốc VinTech City - cơ quan vận hành VinTech Fund – nhận xét về các hồ sơ gửi đến. “VinTech Fund đòi hỏi cả luận chứng thuyết phục, nổi bật về tính khác biệt của công nghệ và khả năng chinh phục thị trường của sản phẩm. Tìm kiếm những nhóm nghiên cứu đáp ứng tiêu chuẩn ‘2 trong 1’ như vậy không dễ chút nào.”
Bà Phi cũng cho rằng, “việc tài trợ cho các dự án nghiên cứu đương nhiên là có rủi ro. Nhưng với chúng tôi, sự lãng phí tài năng, trí tuệ hay việc đánh mất cơ hội đưa một sản phẩm khoa học công nghệ hữu ích đến cộng đồng mới là loại rủi ro cao nhất và đáng tiếc nhất.”
Điều khiến bà cảm thấy vui mừng nhất là tất cả chủ nhiệm dự án nhận tài trợ lần này đều mong muốn đóng góp cho quá trình đào tạo của các trường đại học, cho nguồn nhân lực công nghệ tại Việt Nam; và đây cũng là một trong những mục tiêu của VinTech Fund.
Trung tuần tháng trước, Quỹ ĐMST
VINIF của Tập đoàn Vingroup cũng công bố đợt tài trợ đầu tiên trị giá 124 tỷ cho 20 dự án.
Danh sách các dự án nhận tài trợ đợt đầu của VinTech Fund:
1
|
Công
ty Earable Việt Nam
ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM - GS. Vũ Ngọc Tâm
|
Phát
triển hệ thống theo dõi và cải thiện giấc ngủ ĐEO tai
|
2
|
ĐH
Khoa học Tự nhiên, Hà Nội - TS. Nguyễn Trần Thuật
|
Nghiên
cứu phát triển công nghệ chế tạo cảm biến ảnh hồng ngoại nhiệt ứng dụng trong
an ninh quốc phòng và dân dụng
|
3
|
Công ty Cổ phần Quốc tế AOTA
ĐH Quốc tế, ĐH Quốc Gia, TP HCM
ĐH Bách khoa TP HCM - TS. Lưu Xuân Cường
|
Nghiên
cứu và hoàn thiện công nghệ phân tách và tinh chế hoạt chất từ thảo mộc và
công nghệ nano nhũ hóa năng lượng thấp nhằm sản xuất dược mỹ phẩm và chế phẩm
sử dụng trong nông nghiệp công nghệ cao
|
4
|
CTCP
Dịch vụ và Giải pháp xử lý dữ liệu Vbee
ĐH Bách Khoa Hà Nội - TS. Nguyễn Thị Thu Trang, ông Hồ Minh Đức
|
Giải
pháp chuyển đổi văn bản thành tiếng nói tiếng Việt tự nhiên ứng dụng trí tuệ
nhân tạo – Vbee Vietnamese Text to Speech
|
5
|
Công
ty TNHH Tay Máy Việt Nam (VIETMANI)
ĐH Bách Khoa Hà Nội - ThS. Lê Đăng Thắng
|
Nâng
cao năng lực sản xuất và thương mại hóa tay máy công nghiệp
|
6
|
ĐH
Cần Thơ - PGS. TS. Vũ Ngọc Út
|
Nghiên
cứu nuôi sinh khối quy mô lớn giun nhiều tơ và ốc mượn hồn làm thức ăn nuôi vỗ
tôm biển (Litopenaeus vannamei và Penaeus monodon) bố mẹ
|
7
|
Công
ty cổ phần dịch vụ khoa học than hoạt tính The AC House
ĐH Khoa học Tự nhiên, Hà Nội - ThS. Mai Thị Nga
|
Nghiên
cứu chế tạo Than hoạt tính hiệu năng cao từ cây Guột ứng dụng trong lĩnh vực
mỹ phẩm và dược phẩm
|
8
|
ĐH
Công nghệ thông tin, ĐHQG TP HCM - ThS. Nguyễn Đình Hiển
ThS. Huỳnh Lê Tấn Tài
|
Nghiên
cứu độ đo đánh giá tầm ảnh hưởng và sự lan tỏa thông tin trên mạng xã hội và
Xây dựng hệ thống quản trị chiến lược tiếp thị ảnh hưởng trên mạng xã hội
|
9
|
ĐH
Công nghệ - Đại học Quốc Gia Hà Nội - PGS.TS. Phan Xuân Hiếu
|
Nghiên
cứu và phát triển nền tảng tự động phân tích và hiểu khách hàng ứng dụng
trong bán lẻ, thương mại điện tử, và quảng cáo trực tuyến
|
10
|
ĐH
Cần Thơ - PGS. TS. Ngô Quang Hiếu
|
Phát
triển cầu trục bốc dỡ container tự động từ tàu lên bờ cho các cảng nhỏ
|
11
|
Công
Ty TNHH Bonbouton Incorporation
ĐH Bách Khoa Hà Nội - TS. Lê Tùng Linh
|
Phát
triển công nghệ ứng dụng cảm biến điện cơ từ vật liệu nano Graphene
|
12
|
ĐH
Hàng Hải Việt Nam - TS. Phạm Đình Bá
|
Phát
triển một ball robot (ballbot) hỗ trợ bệnh nhân và bác sĩ trong bệnh viện
|
Thái Thanh