Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng cơ thể chúng ta sẽ không đồng thời cùng một lúc bị cả bệnh cúm và cảm lạnh.
Đó là kết luận từ một nghiên cứu vừa mới được công bố phân tích kết quả xét nghiệm của hơn 44.000 bệnh nhân ở Glasgow, Scotland, từ năm 2005 đến 2013.
"Rõ ràng là cúm và rhinovirus - nguyên nhân gây cảm lạnh thông thường - tương tác theo cách phủ nhận nhau", Tiến sĩ Pablo Murcia thuộc Trung tâm nghiên cứu virus của Đại học Glasgow cho biết, "Khi có rất nhiều bệnh cúm trong dân cư, có rất ít virus cảm lạnh và ngược lại."
Hình minh họa. Nguồn: Shutterstock
Phát hiện này có thể giải thích tại sao cảm lạnh và cúm có xu hướng đỉnh điểm theo mùa khác nhau, được lặp lại theo thống kê mỗi năm - tác giả chính Sema Nickbakhsh, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trung tâm nghiên cứu virus của Đại học Glasgow, cho biết.
"Hằng năm, virus cảm lạnh giảm vào thời điểm cúm lên đến đỉnh điểm vào mỗi mùa đông ", Nickbakhshs nói thêm rằng virus cảm lạnh có xu hướng lên đến đỉnh điểm vào mùa xuân và mùa thu khi cúm giảm.
Mỗi người trong nghiên cứu đã được thử nghiệm 11 loại virus cúm và cảm lạnh khác nhau, các nhà nghiên cứu nhận thấy mối liên hệ xảy ra ở cả cấp độ "vật chủ" riêng lẻ và ở cấp độ dân cư rộng hơn.
Tiến sĩ William Schaffner, giáo sư tại Khoa Truyền nhiễm của Đại học Vanderbilt, cho rằng cũng có một số dữ liệu cho thấy hai loại virus không thể đồng thời lây nhiễm cùng một tế bào.
Virus là ký sinh trùng lây nhiễm vào các tế bào của một cá thể để nhân lên và được duy trì. Một số ảnh hưởng đến số lượng lớn các tế bào trong con người (và động vật), và một số có xu hướng tấn công ban đầu vào một số bộ phận của cơ thể. Ví dụ, virus bại liệt có xu hướng thích các tế bào ruột vì chúng dễ dàng xâm nhập hơn. Viêm phế quản và viêm phổi dễ xâm nhập các khu vực hô hấp dưới của phổi. Cúm và virus cảm lạnh tấn công các tế bào ở đường hô hấp trên, như mũi và cổ họng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn về mối liên quan giữa cúm và cảm lạnh.
Nguồn:
Ngọc Đỗ theo edition