Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí ACS Nano vào tháng 5/2020, các nhà sinh học tại Đại học New Mexico (Mỹ), Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia (Mỹ) và Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc chế tạo thành công các tế bào hồng cầu tổng hợp (RRBC) trong phòng thí nghiệm bằng cách kết hợp một số vật liệu sinh học với hợp chất polyme.
Hồng cầu nhân tạo không chỉ có kích thước, hình dạng, điện tích và protein bề mặt giống y như thật, chúng còn có khả năng vận chuyển oxy tới các cơ quan trong cơ thể, mang theo thuốc tiêu diệt khối u, cảm biến sinh học, thậm chí gắn với các hạt nano từ tính để điều khiển từ xa.
“Hồng cầu nhân tạo RRBC có thể biến dạng trong lúc di chuyển qua các mạch máu hẹp nhất trong cơ thể, sau đó tự phục hồi hình dạng tương tự hồng cầu tự nhiên. Trong các thử nghiệm trên chuột, chúng lưu thông trong máu hơn 48 giờ mà không gây ra bất kỳ tác dụng phục độc hại nào”, các tác giả cho biết.
Nhóm nghiên cứu lưu ý, tế bào hồng cầu nhân tạo cần trải qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm trên động vật trước khi thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người. Ngoài ra, toàn bộ quá trình sản xuất hồng cầu nhân tạo phải được tối ưu hóa để sản xuất trên quy mô lớn.
Quốc Hùng (Theo Sciencealert)