TP.HCM: Xây dựng Bệnh viện Công nghệ cao; Phát hiện bệnh ung thư bằng tia laser làm từ máu; Giảng đường thông minh cho sinh viên ngành y; ... là những thông tin KH&CN nổi bật sáng 7/9.
Phát hiện bệnh ung thư bằng tia laser làm từ máu
Bằng cách đưa vào trong mạch máu loại thuốc nhuộm huỳnh quang, nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy rằng việc thuốc nhuộm mang tên indocyanine green (ICG) kết hợp với protein trong máu đã khiến cho những tế bào máu phát sáng. C
ác tế bào máu có thể được sử dụng như một lớp trung gian phát sáng.ICG đi trong mạch máu và khối u sẽ có nhiều những mạch máu như vậy, kĩ năng này có thể dùng để phát hiện được khối u một cách dễ dàng. Chỉ cần bơm vào cơ thể chút thuốc nhuộm, camera hồng ngoại có thể phát hiện ra được những điểm sáng bất thường. (
XEM THÊM)
TP.HCM: Xây dựng Bệnh viện Công nghệ cao
Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP), Tập đoàn Allies Telesis và Công ty Quantus Corporation vừa ký Biên bản ghi nhớ về việc chuẩn bị đầu tư dự án Viện Nghiên cứu và Phát triển khoa học sự sống kết hợp Bệnh viện công nghệ cao. Với tổng diện tích 7,22ha và vốn đầu tư 500 triệu USD, dự án được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ hoàn thành thiết kế và xây dựng với vốn triển khai khoảng 250 triệu USD. Thời gian dự kiến hoàn thành vào tháng 7-2018. Giai đoạn 2 là lắp đặt máy móc thiết bị công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế để phẫu thuật, điều trị bệnh về ung thư, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, tim mạch…với vốn quy mô đầu tư khoảng 250 triệu USD. Thời gian dự kiến hoàn thành vào tháng 7-2019. (
XEM THÊM)
Bảo tàng vũ trụ Việt Nam mở cửa cuối năm 2017
Bảo tàng Vũ trụ Quốc gia là một hợp phần trong dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, được xây dựng tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, với tổng diện tích trong nhà 1.675 m2 và một phần không gian ngoài trời 3.500 m2. Bảo tàng không chỉ trưng bày hiện vật, mà còn có nhiều loại hình tương tác, dẫn dắt người xem tự khám phá thông qua phương tiện truyền thông, đài quan sát thiên văn, quan sát trực tiếp các kỹ sư làm công việc điều khiển vệ tinh. Đây sẽ là điểm tham quan lý tưởng cho du khách để tìm hiểu những thay đổi của ngành vũ trụ, vốn còn mới mẻ tại Việt Nam. (
XEM THÊM)
Tp. Hồ Chí Minh hợp tác phát triển chính phủ điện tử
Công ty phát triển công viên phần mềm Quang Trung vừa ký kết bản ghi nhớ với Công ty Linagora (Pháp) và Công ty Hanel DTT về hợp tác phát triển chính phủ điện tử và phần mềm nguồn mở cho TP.HCM. Các dịch vụ công hiện có của TP.HCM sẽ được khảo sát để hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả, theo hướng công dân - doanh nghiệp - công chức điện tử. Mỗi công dân, doanh nghiệp, công chức có một tài khoản duy nhất để đăng nhập và giao dịch với hệ thống chính quyền điện tử thành phố. Gắn với đó là hồ sơ điện tử lưu toàn bộ giao dịch của người dân, doanh nghiệp với chính quyền để giảm thiểu việc nhập lại số liệu hay mang giấy tờ khi giao dịch. (
XEM THÊM)
Bệnh nhân ghép mặt đầu tiên trên thế giới tử vong
Isabelle Dinoire đã làm nên lịch sử của ngành y tế khi là người phụ nữ đầu tiên được ghép mặt vào năm 2005. Mới đây, các bác sĩ tại bệnh viện Amiens, Pháp xác nhận bà đã qua đời ở tuổi 49 do biến chứng và bệnh tật. Cơ thể của Dinoire đã không chấp nhận những phần được cấy ghép từ năm ngoái và phần môi cấy ghép đã bị liệt, không thể sử dụng được nữa”. Việc dùng quá nhiều thuốc giúp cơ thể chống đào thải những bộ phận được cấy ghép đã khiến cho Dinoire mắc phải hai căn bệnh ung thư cùng một lúc. (
XEM THÊM)
Đưa dòng điện vào thuốc trừ sâu nhằm giảm ô nhiễm nước
Nhằm giảm chi phí, giảm ô nhiễm nước ngầm, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa tìm ra cách có thể cải thiện lượng thuốc trừ sâu bám vào cây. Theo đó, các nhà nghiên cứu nghĩ ra một cách giúp tăng lượng chất lỏng được giữ lại trên những chiếc lá. Chất phun được chia thành hai phần, và bổ sung cho mỗi phần một loại polymer khác nhau. Trong đó, một polymer đảm nhận phun điện tích dương, còn một polymer mang đến điện tích âm cho nửa còn lại. Khi chúng gặp nhau trên bề mặt của chiếc lá sẽ được hút lại với nhau để thuốc sâu bám trên lá cây chặt hơn. Phương pháp này có thể giúp giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu lên đến 90%. (
XEM THÊM)
Trường ĐH Y dược Tp.HCM mới đưa vào sử dụng giảng đường thông minh nhằm đổi mới dạy và học. Giảng đường có 2 phần: Phần cứng là giảng đường tương tác với trang thiết bị hiện đại. Phần nội dung bao gồm xây dựng bài giảng bằng các phần mềm chuyên dụng và tập huấn cho giảng viên, sinh viên làm quen mô hình dạy và học mới. Trang thiết bị trong giảng đường gồm màn hình tương tác thông minh đi kèm phần mềm quản lý lớp học. Các màn hình được bố trí vòng quanh giúp sinh viên ngồi hướng nào cũng tiếp cận dễ dàng để nâng cao tính tương tác giảng viên - sinh viên và giữa các thành viên trong nhóm. Ngoài việc trình chiếu các bài giảng tương tác bằng hình ảnh, âm thanh dưới dạng video clip, ảnh động minh họa…, các mô hình các mô, cơ trong cơ thể người được hiển thị dưới dạng 3D, có khả năng “bóc”, “tách”, “xoay”… cho phép sinh viên quan sát trực quan, sát thực tế hơn. (
XEM THÊM)
Kiều Anh (Tổng hợp)