Hai sinh viên trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã chế tạo thành công thùng rác thông minh, biết nhận diện người; các nhà khoa học Mỹ đang thử nghiệm thiết bị ung thư giá chỉ 20.000 đồng... là những tin chính chiều 21/7.
Sinh viên chế tạo thùng rác thông minh biết nhận diện con người
Nguyễn Đức Thông và Dương Minh Xuân - sinh viên lớp 14TDH1 thuộc khoa Điện (ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng) - vừa chế tạo một chiếc thùng rác thông minh với tên gọi đơn giản SmartBin. SmartBin có cấu tạo gồm 3 phần chính là phần nắp, phần thân và phần đáy thùng. Trong đó, phần nắp được lắp pin mặt trời và cảm biến nhận diện – phát hiện người đến. Phần thân bao gồm 2 thùng con tương đương với 2 ngăn phân loại rác tái chế và không tái chế, có cảm biến phát hiện rác đầy, bộ điều khiển và ác-quy cùng than hoạt tính xử lý mùi hôi có trong rác thải. Phần đáy thùng sẽ xử lý nước thải với khay đựng nước thải được thiết kế hợp lý. Sản phẩm đã giành được Giải khuyến khích tại Cuộc thi “Monokon 2016 - Internet of Things Now and Future” do Công ty Global CyberSoft Việt Nam tổ chức. (
XEM THÊM)
Mỹ chế tạo thiết bị phát hiện ung thư giá chỉ 20.000 đồng
Các nhà khoa học Mỹ mới đây đã phát triển một loại thiết bị có khả năng phát hiện ung thư nhỏ chỉ bằng một mẩu tem thư và khi thả vào đó một giọt máu là có thể đem đi xét nghiệm ra bệnh. Không chỉ ung thư, nhiều loại bệnh khác như sốt rét, viêm gan B... cũng sẽ được phát hiện nhờ loại thiết bị này. Điều đáng nói là giá thành của thiết bị này rất rẻ, nghĩa là chưa đầy 1 USD (khoảng 20.000 đồng). Hiện thiết bị đang trong thời gian thử nghiệm nên xác suất phát hiện ung thư tỷ lệ thành công chưa cao và còn bị giới hạn ở một số loại ung thư điển hình. (
XEM THÊM)
Ứng dụng công nghệ Nano trong y – dược
Bộ Khoa học và Công nghệ và Trung tâm Nano và Năng lượng - Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Hội thảo “Công nghệ Nano và ứng dụng trong y - dược”. Đây là diễn đàn kết nối các nhà quản lý, khoa học, công nghệ, các bệnh viện và các công ty để nắm bắt nhu cầu của xã hội, khả năng nghiên cứu, ra sản phẩm và cung cấp một số sản phẩm công nghệ nano cho xã hội, cụ thể trong lĩnh vực y dược, bảo vệ sức khoẻ. Các đại biểu tập trung thảo luận hầu hết là những vấn đề khoa học liên ngành giữa vật lý và các ngành khoa học khác như sinh học, công nghệ sinh học, y sinh, hóa học,... đề xuất được những vấn đề nghiên cứu về phương pháp, thiết bị hiện đại có thể đưa vào ứng dụng để giải quyết một số vấn đề xã hội đang quan tâm. Hội thảo đưa ra đề xuất định hướng nhiệm vụ về công nghệ Nano và ứng dụng trong y - dược trong giai đoạn 3 năm tới 2016-2019. (
XEM THÊM)
Chàng trai 18 tuổi tạo ra chiếc drone nhanh nhất thế giới
George Matus - nhà sáng chế 18 tuổi, đồng thời là CEO của Teal Drones Inc., - cho biết, Teal drone có tốc độ trung bình 112 km/h (có thể bay với tốc độ 136 km/h trong điều kiện phù hợp), nhanh gấp đôi so với DJI Phantom 4. Teal có trọng lượng 720 gram, sử dụng khung bằng nhựa polycarbonate với khả năng chống nước. Nó có tầm bay khoảng 100m sử dụng kết nối Wi-Fi và 726m khi dùng Wi-Fi mở rộng. Người dùng có thể điều khiển nó bằng iPhone, hoặc Android bằng ứng dụng. Teal có thời gian bay 10 phút khi dùng pin hiệu suất cao và 20 phút với pin dung lượng cao. Teal có giá bán 1.299 USD, rẻ hơn 100 USD so với Phantom 4. (
XEM THÊM)
Thiết bị di động giúp bà bầu tự kiểm tra sức khỏe thai nhi
Nhóm các nhà khoa học Ba Lan đã phát triển thành công thiết bị cầm tay có tên gọi là Pregnabit, cho phép phụ nữ mang thai có thể tự kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi, bao gồm đo nhịp tim thai, phát hiện sớm nguy cơ bong nhau thai, tình trạng thai nhi thiếu ôxy mô hoặc bị quấn dây rốn. Thiết bị Pregnabit giúp ngăn chặn hiệu quả và phát hiện sớm các mối đe dọa tiềm ẩn trong quá trình thai nghén. Dự kiến, Pregnabit sẽ ra mắt thị trường ngay trong năm nay và nhắm tới các đối tượng khách hàng chủ yếu như bác sĩ, hộ lý và những bà bầu mang thai lần đầu. (
XEM THÊM)
Công nghệ dùng phổi lợn lọc máu người
Các nhà khoa học Mỹ đang thử nghiệm công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR, loại bỏ virus có hại với người trong nội tạng lợn khiến chúng có thể lọc được máu người và tiến tới cấy ghép cho người trong tương lai. Mặc dù hiện nay chưa thể dùng nội tạng lợn để cấy ghép cho người nhưng thử nghiệm cấy ghép nội tạng lợn cho động vật linh trưởng đã đạt được một số thành công nhất định. Tuy nhiên, nội tạng của lợn thường bị virus nội sinh lợn (PERV, tương tự virus HIV) lây nhiễm, gây hại cho người. Đây là điểm hạn chế của việc sử dụng nội tạng lợn để cấy ghép cho người. Kỹ thuật CRISPR đã mở ra tương lai mới, loại trừ hạn chế này. (
XEM THÊM)
iPhone 7 lần đầu lộ ảnh màn hình sáng
Bức ảnh chụp chiếc điện thoại được cho là iPhone 7 lần đầu lộ ảnh trong tình trạng sáng màn hình, không phải các bản mẫu như trước đây. Căn cứ vào ảnh, chiếc iPhone 7 có dải ăng-ten được đưa sát cạnh trên. Camera đơn có kích thước to hơn, nằm sát góc trái cạnh trên, thêm đơn giản khi mặt sau chỉ còn logo táo. Bên cạnh đó, model này có thiết kế không đổi so với mẫu tiền nhiệm. Nút Home vật lý vẫn được giữ lại cùng dải loa và camera trước không có gì khác biệt. iPhone 7 sẽ được Apple ra mắt vào tháng 9 sắp tới đây. Những thay đổi chắc chắn nhất trên model này là máy sẽ sử dụng chip A10 mạnh mẽ cùng thời lượng pin và RAM được gia tăng, đáp ứng nhu cầu người dùng. (
XEM THÊM)
Đ. Dung (Tổng hợp)