Ngại đổi mới công nghệ, sợ rủi ro trong đầu tư, lo ngại vấn đề bảo mật các ý tưởng sản phẩm... là những bất cập hiện nay trong hoạt động khai thác và thương mại hóa sáng chế nói chung và trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch nói riêng.
Vấn đề này được các đại biểu đưa ra tại hội thảo “Khai thác và thương
mại hóa sáng chế trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch” do Viện Nghiên cứu
sáng chế và Khai thác công nghệ phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, Báo Khoa học
và Phát triển tổ chức ngày 6/7 tại TPHCM.
Ông Thân Thế Hào - Giám đốc Công ty TNHH Ninh Phong - cho biết, công ty dựa
theo đặc thù của từng sản phẩm phát triển trên nền các sáng chế hoặc giải pháp
hữu ích mà đưa ra định hướng khai thác các tài sản trí tuệ này, như: Khai thác bằng cách trực tiếp sản xuất, phân phối sản phẩm trên thị trường;
dùng tài sản trí tuệ để góp vốn với các đối tác; cấp quyền sử dụng tài sản trí
tuệ để tạo vốn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; chuyển nhượng hoàn toàn
tài sản trí tuệ để tạo vốn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình khai
thác các sáng chế của mình, công ty gặp không ít khó khăn thách thức do động lực đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp hiện nay còn rất kém. Nhiều doanh
nghiệp ngại đổi mới công nghệ và phát triển sản phẩm mới, ngại rủi ro, nặng tâm
lý sao chép, chưa đủ nguồn lực tài chính. Theo ông Hào, điều này đã cản trở việc khai
thác, thương mại hóa sáng chế.
"Nếu khai thác sáng chế bằng cách sản xuất trực tiếp thì công ty còn yếu
về vốn, hạ tầng công nghệ, nhà xưởng, nhân lực, thị trường. Bên cạnh đó, vấn đề
bảo mật là một rủi ro cho các nhà sáng chế khi triển khai các quy trình công
nghệ sản xuất sản phẩm, ngay khi đã xác lập quyền" - ông Hào cho biết thêm.
Trong khi đó, TS Lâm Trần Vũ - Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch
- băn khoăn về cơ chế liên kết giữa các nhà sáng chế và doanh nghiệp để sớm đưa các sáng chế vào thực tiễn. Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia chỉ
hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Việc
tìm nguồn vốn đối ứng 70% để có được nguồn tài trợ nói trên là tương đối khó
khăn.
Ông Nguyễn Trọng Hiếu - Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai
thác công nghệ - cho biết, Viện được Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng sáng chế phục vụ
doanh nghiệp, nhà sáng chế đổi mới công nghệ, hoàn thiện sản phẩm. Viện tổ chức
các hoạt động phục vụ doanh nghiệp, nhà sáng chế ở ba mảng chính. Thứ nhất, dựa vào nhu cầu của doanh nghiệp, nhà sáng chế, Viện sẽ tổ chức tìm kiếm các sáng chế liên quan, nghiên cứu lập báo cáo phân tích các điểm sáng tạo, điểm mới về thiết kế, công nghệ trong các sáng chế và cung cấp báo cáo này cho doanh nghiệp phục vụ quá trình đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới. Thứ hai, viện tư vấn để doanh nghiệp,
nhà sáng chế hoàn thiện sản phẩm, công nghệ. Thứ ba, viện tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà
sáng chế xây dựng các dự án nghiên cứu.
Ông Hiếu cũng cho biết, Viện đang cần các doanh nghiệp
hỗ trợ về nhu cầu sáng chế để Viện cung cấp thông tin, giới thiệu các sáng
chế, công nghệ hay để quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông; phối
hợp đề xuất các dự án đổi mới công nghệ vào các chương trình tài trợ của Bộ
KH&CN.
Một số sáng chế nổi bật được trình bày tại hội thảo: