Báo cáo kêu gọi các quốc gia G-20 nâng mục tiêu giảm phát thải ban đầu của mình gấp 3 lần để đáp ứng mốc 2
C.
Trong một thông báo báo chí về báo cáo này, nhóm tác giả nhấn mạnh là hiện chưa một biện pháp quyết liệt nào được thực hiện trên quy mô lớn, dù lượng phát thải toàn cầu đã đạt tới mức 53.5 tỉ tấn vào năm 2017 mà không có dấu hiệu suy giảm.
Theo báo cáo, thế giới cần giảm lượng phát thải CO2 xuống mức 19 tỉ tấn vào năm 2030 để loại bỏ mức tăng 2oC. Do đó, tất cả các quốc gia phải giảm mức phát thải, nhưng tác động đáng kể nhất phải đến từ 4 đối tượng có lượng phát thải lớn nhất – Trung Quốc, Mỹ, Liên minh châu Âu và Ấn Độ, có lượng phát thải khí nhà kính tổng cộng chiếm hơn 56% trong 10 năm qua.
Trung Quốc vẫn đang là nước có lượng phát thải lớn nhất - chiếm 27%, mặc dù có những tín hiệu cho thấy quốc gia này có thể đã gần đạt tới đỉnh điểm phát thải. Trong khi đó, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu chịu trách nhiệm cho hơn một phần năm lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.
“Nếu có những hành động tích cực, chúng ta có thể đạt được cao hơn mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris về mức nhiệt độ 1.5oC”, báo cáo nhấn mạnh. Các chính quyền địa phương, các tổ chức và các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận khác là những đơn vị thích hợp nhất để thực hiện các chương trình hiểu về chống lại biến đổi khí hậu.
Frank Pallone (D – NJ), người đứng đầu Đảng Dân chủ về Ủy ban Năng lượng và Thương mại (Mỹ), tuyên bố, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang phá hoại các nỗ lực của Mỹ để chống lại biến đổi khí hậu và giảm lượng khí thải carbon. Ông cho biết: “Nếu không kiểm soát lượng khí thải carbon, chúng ta sẽ phải chịu đựng những hậu quả khí hậu nặng nề hơn nữa so đang phải gánh chịu.” và cũng bổ sung thêm “Mỹ có khả năng và nên trở thành nước đi đầu trong việc phát triển nền kinh tế theo hướng sạch hơn, bền vững hơn.” ¨