Hoạt động của con người đang phá hủy những vùng đất hoang dã cuối cùng của thế giới. Khoảng 70% diện tích các khu vực hoang dã còn lại trên Trái đất đang tập trung ở 5 quốc gia bao gồm Australia, Brazil, Canada, Nga và Mỹ.
Các vùng hoang dã trên Trái đất đang thu hẹp nhanh chóng. Ảnh: IUCN
“Một thế kỷ trước, chỉ có 15% bề mặt Trái đất được con người sử dụng để trồng cây và chăn nuôi gia súc”, James Watson, giáo sư tại Trường Khoa học Trái đất và Môi trường thuộc Đại học Queensland (Australia), cho biết.
“Có thể khó tin, nhưng từ năm 1993 đến năm 2009, một vùng dất hoang dã lớn hơn Ấn Độ – khoảng 3,3 triệu km2 – đã biến mất do con người định cư, canh tác nông nghiệp, khai thác mỏ và những áp lực khác”.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, hơn 77% diện tích đất liền (ngoại trừ Nam Cực) và khoảng 87% đại dương đã trải qua những thay đổi liên quan đến hoạt động của con người. Tình trạng này nếu tiếp tụcsẽ làm giảm đa dạng sinh học và gây ra các thảm họa tiềm ẩn. Mọi thứ phải thay đổi nếu chúng ta muốn ngăn chặn các hệ sinh thái hoang dã trên Trái đất không bị biến mất hoàn toàn.
Lê Hùng (theo Upi)