Việc giúp lớp học luôn thú vị, mang đến nhiều niềm vui cho bọn trẻ và tạo môi trường tương tác tối đa rất quan trọng.

Doãn Hoàng Nhi - học sinh lớp 9 Trường Olympia - thích thú vì thí nghiệm có dấu hiệu thành công. Nhi cho biết, khi phần dầu trong bình chuyển màu nâu, nhóm em sẽ chắt nó ra ngoài, hoàn thành bài tập.

Làm cho trẻ thích thú với các môn khác nhau trong Stem không dễ dàng gì, bởi có em chỉ thích toán, có em chỉ thích đọc sách. Ở Anh, chúng tôi rất chú trọng thí nghiệm, thực hành. Việt Nam cũng đang cố gắng đi theo hướng này để có thể có những trường dạy Stem kiểu mẫu như bên Mỹ.

Các buổi học Stem ở trường Olympia mà tôi phụ trách bắt đầu bằng việc giới thiệu ý tưởng, cho học sinh xem clip về chủ đề sắp học; tổ chức vài hoạt động để các em hứng thú với đề tài, đưa ra bối cảnh của bài học, tiến hành một vài thí nghiệm để học sinh hiểu ý tưởng của bài học. Sau đó, các em tự làm thí nghiệm, thực hành lại thí nghiệm đó để kiểm chứng kết quả rồi ghi lại ý kiến về sản phẩm: Tốt và chưa tốt chỗ nào tốt, cần làm gì để hoàn thiện nó…

Với một thầy giáo nước ngoài như tôi, khó khăn lớn nhất khi dạy Stem ở Việt Nam là ngôn ngữ, bởi tiếng Anh là ngoại ngữ đối với các em. Tôi không chỉ hướng dẫn, truyền đạt kiến thức về môn học mà còn dạy các em từ vựng tiếng Anh, do đó phải nghĩ ra cách truyền tải cho các em nhiều nhất mà không gây cảm giác quá tải.