Tòa án công lý châu Âu đã dập tắt hy vọng vào một hành lang pháp lý dễ dàng hơn cho kỹ thuật di truyền trong nền nông nghiệp.

Trong một quyết định thận trọng, tòa án phán quyết rằng thực vật được tạo ra bằng các kỹ thuật chỉnh sửa gien mới không liên quan đến việc chuyển gene (transferring genes)giữa các sinh vật - như CRISPR - phải trải qua quá trình phê duyệt dài như các cây biến đổi gene truyền thống.

Các nhà nghiên cứu cho rằng các nhà quản lý nên cởi mở hơn khi đánh giá các sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ mới, nhưng các nhóm bảo vệ môi trường và các đồng minh của họ đã thắng thế với lập luận rằng những sản phẩm này phải tuân thủ các quy định của EU áp dụng cho các sinh vật biến đổi gene khác.

Dana Perls, nhà vận động vì nông nghiệp và thực phẩm tại Friends of the Earth (FOE) ở Washington DC, nói: “Chúng tôi hoan nghênh quyết định mang tư duy tiến bộ này của Tòa án công lý châu Âu. Tất cả các sản phẩm được chế tạo bằng kỹ thuật di truyền, bao gồm cả các công cụ chỉnh sửa gien như CRISPR, cần được quản lý, đánh giá tác động sức khỏe và môi trường, và được dán nhãn”. Những hội viên của FOE ở Pháp là một phần của liên minh các nhóm đã khởi kiện vụ việc.

Còn nhiều nhà nghiên cứu không hài lòng với phán quyết này. GS. Cathie Martin, nhà thực vật học, một trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm NC John Innes ở Norwich, Anh, cho biết: “Điều này sẽ có tác động rất tiêu cực đến việc nhân giống cây trồng ở châu Âu”.


Theo TS. Sarah Schmidt ở Đại học Heinrich Heine của Düsseldorf, Đức, phán quyết này là “đòn chí mạng cho công nghệ sinh học trong thực vật ở châu Âu”. Điều này sẽ khiến việc chỉnh sửa gene các cây phải trải qua một quy trình kiểm soát tốn khoảng 35 triệu USD - nghĩa là chỉ các công ty lớn mới có năng lực chi trả, còn lại nằm ngoài khả năng tài chính của các trường đại học, tổ chức phi lợi nhuận và các công ty nhỏ.

Phán quyết này sẽ tác động vào các loại cây trồng đã được điều chỉnh để tăng khả năng kháng thuốc diệt cỏ mà không cần chuyển gene từ các loài khác (kỹ thuật truyền thống trong việc tạo ra cây trồng kháng thuốc diệt cỏ).

Chính phủ Pháp đã thông qua một đạo luật miễn trừ những cây trồng biến đổi gene mới ra khỏi quy định theo chỉ thị của Liên minh châu Âu về động vật biến đổi gene (GMOs) - chỉ thị này yêu cầu đánh giá rủi ro đối với sức khỏe và môi trường, cũng như ghi nhãn, theo dõi và giám sát các sản phẩm. Confédération Paysanne, một công đoàn Bagnolet đại diện cho các trang trại nhỏ và tám nhóm khác đã kiện và buộc tội rằng các cây trồng đã được chỉnh sửa bằng kỹ thuật chỉnh sửa gien phải được điều chỉnh theo chỉ thị về GMO của Liên minh châu Âu, vì chúng có thể gây hại đáng kể.

Tòa án đã quyết định rằng các kỹ thuật cũng chỉnh sửa gene được bao hàm trong chỉ thị GMO vì chúng “thay đổi vật liệu di truyền của một sinh vật theo cách không tự nhiên”. (Tòa miễn trừ dạng đột biến thông thường - việc sử dụng hóa chất hoặc bức xạ không tự nhiên để tạo ra các đột biến cho việc nhân giống cây trồng - bởi vì chúng đã được “ghi nhận an toàn về lâu dài”. Tòa cũng cho biết các kỹ thuật chỉnh sửa gene mới có những rủi ro tương tự như những kỹ thuật chuyển gene.

Những phát hiện này đã vấp phải sự chỉ trích từ một số nhà nghiên cứu. Nick Talbot, nhà di truyền học phân tử tại Đại học Exeter, Anh, cho biết: “Việc phân loại cây trồng chỉnh sửa gene như GMO với cây chuyển gene là hoàn toàn không đúng với bất kỳ định nghĩa khoa học nào”. “[Chẳng qua là] công nghệ chỉnh sửa gene hiện đại cho phép chỉnh sửa dự đoán chính xác trong hệ gene”, ông nói.

Còn trong tuyên bố của mình, FOE hy vọng các nhà quản lý của Hoa Kỳ sẽ theo bước tòa án châu Âu. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà quản lý Hoa Kỳ cho biết rằng họ không có kế hoạch đặt các cây trồng chỉnh sửa gene trong cùng quy định quản lý áp dụng cho cây trồng biến đổi gene.