Vào ngày 27/7/2018, hiện tượng nhật thực dài nhất thế kỷ 21 sẽ diễn ra trong 1 giờ 43 phút và đạt đỉnh lúc 20h22 theo giờ quốc tế UTC.
Mặt Trăng sẽ chuyển sang màu đỏ khi xảy ra nguyệt thực toàn phần. Nguồn:Shutterstock
Nguyệt thực sẽ được quan sát rõ nhất ở hầu hết các quốc gia châu Phi, khu vực Trung Đông, Ấn Độ, Australia và một số vùng châu Âu. Nguyệt thực xảy ra khi Trái đất đi qua giữa Mặt trời và Mặt trăng, đồng thời chúng ở vị trí thẳng hàng với nhau. Mặt trăng đi vào vùng che bóng của Trái đất nhưng không bị tối đen hoặc biến mất khỏi tầm nhìn, thay vào đó nó sẽ chuyển dần sang màu đỏ.
Nguyên nhân là do ánh sáng Mặt trời bị bẻ cong khi đi qua bầu khí quyển của Trái đất, sau đó chiếu tới Mặt trăng. Các tia sáng bước sóng ngắn đã bị cản lại hết, chỉ còn các tia có bước sóng dài (đỏ, cam) chiếu xuyên qua. Đây cũng chính là lý do tại sao hiện tượng nguyệt thực toàn phần còn được gọi là trăng máu.
Quốc Hùng (theo Iflscience)